5 buoc ve sinh quat thong gio nha bep

5 Bước Vệ Sinh Quạt Thông Gió Nhà Bếp Cực Kì Đơn Giản

12 Tháng tư, 2022 admin admin 0 Comments

Quạt thông gió nhà bếp là một sản phẩm dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động của quạt, không tránh khỏi các bụi bẩn bám dính. Vì vậy, bạn cần phải vệ sinh quạt thông gió nhà bếp thường xuyên nhằm loại bỏ mùi, bầu không khí khó chịu và đem đến sinh khí mới. Sau đây, Guvi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích và hướng dẫn cách vệ sinh quạt thông gió trong nhà bếp sao cho hiệu quả!

1. Quạt thông gió nhà bếp có những loại nào?

thông gió nhà bếp

Có 2 loại thiết kế loại có màn che và không có màn che:

Quạt thông gió có màn che:

  • Sẽ giúp ngăn chặn được các côn trùng, loại bụi bẩn,…
  • giúp tăng độ bền bỉ, hiệu quả hoạt động của quạt tốt hơn
  • Tuy nhiên việc vệ sinh sẽ gặp khó khăn hơn quạt thông gió không có màn che

Ngược lại loại không có màn che sẽ:

  • Dễ vệ sinh quạt thông gió nhà bếp hơn
  • Nhưng không chắn được bụi bẩn và côn trùng
  • Cần làm sạch thường xuyên

Nơi hay lắp đặt quạt hút thông gió nhà bếp

Thông thường quạt thông gió sẽ được đặt phía trên cao hướng thoát không khí nóng cũng như đảm bảo quá trình lưu thông không khí được hiệu quả hơn.

Lưu ý gì khi chọn quạt thông gió?

Để sở hữu được một chiếc quạt thông gió chất lượng cho gian bếp gia đình, bạn nên chú ý một số điểm sau:

Chú ý về công suất và tốc độ vòng quay của quạt thông gió:

  • Tốc độ vòng quay càng nhỏ thì quạt chạy càng êm ái
  • Công suất càng nhỏ thì quạt càng tiết kiệm điện

Lưu lượng gió được xem là một trong những yếu tố trọng nhất khi lựa chọn quạt thông gió nhà bếp. Để quyết định đến công năng làm thông thoáng không khí trong phòng.

Lưu lượng không khí cần thiết (m3/h) = Thể tích phòng (m3) x Tần số thông thoáng

Trong đó: Tần số thông thoáng nhà bếp thường dùng là 15.

Ví dụ: Thể tích phòng bếp nhà bạn là 50m3 thì bạn sẽ cần chọn quạt thông gió có lưu lượng gió từ 50×15=750m3/h trở lên.

Thêm vào đó, bạn có thể tìm hiểu thêm một số chức năng khác như:

  • Quạt được làm từ vật liệu chống bám dầu mỡ
  • Có tính năng tự ngắt khi nhiệt độ cao
  • Có lắp đặt cánh quạt phụ để giảm tiếng ồn khi hoạt động
  • Có cửa sổ tự động mở và đóng để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong nhà

Xem thêm:

2. Công dụng của quạt thông gió tại khu vực nhà bếp?

2.1. Điều hòa không khí trong không gian bếp

Quạt hút mùi trong nhà bếp có chức năng:

  • Tuần hoàn khí bên trong bếp nhằm loại bỏ những mùi hôi trong quá trình nấu nướng, khí gas, hơi nóng
  • Tăng lượng oxy trong nhà bếp
  • Giúp không gian bếp của chúng ta khô thoáng

2.2. Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật và bảo quản các vật dụng tốt hơn

Nhờ có quạt thông thoáng, giúp cho:

  • Độ ẩm trong không gian bếp giảm đáng kể
  • Ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn có hại nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Làm chậm đi sự oxy hóa của các thiết bị gia dụng như bếp ga, nồi cơm điện,…

2.3. Bảo vệ sức khỏe gia đình

Quá trình nấu nướng sẽ sản sinh ra các loại khí rất độc và có hại cho sức khỏe như CO2, NO2, SO2 và CO (từ than đốt). Do đó, các loại khí độc này sẽ được thải ra bên ngoài môi trường nếu bếp của bạn được trang bị một cái quạt thông gió. Nếu không, bạn có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan về hô hấp.

3. Các bước vệ sinh quạt thông gió nhà bếp ai cũng có thể làm được

Do tính năng của quạt hút là hút không khí mang theo bụi bẩn từ bên trong ra bên ngoài nên khó tránh khỏi việc các cánh quạt thường xuyên bị bẩn.

Cho nên, chúng ta phải chú ý vệ sinh quạt hút mùi nhà bếp nhằm đảm bảo quá trình hoạt động của quạt thông gió luôn được diễn ra suôn sẻ.

Trước khi đến công đoạn vệ sinh, bạn phải chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như:

  • Thang, ghế
  • Giẻ lau,
  • Dung dịch tẩy rửa, xà bông
  • Găng tay, kìm và tua – vít.

Bước 1: Tháo cửa chớp và cánh quạt ra khỏi động cơ

tháo động cơ

  • Tắt nguồn điện kết nối với quạt
  • Sau đó, tháo cửa chớp và cánh quạt
  • Dùng khăn lau đã nhúng nước và vắt khô để lau đi các bụi bẩn có trên cửa chớp và cánh quạt

Nếu các vết bẩn trên cửa chớp và cánh quạt là vết bẩn cứng đầu, thì bạn có thể đi rửa chúng với dung dịch tẩy rửa và lau lại để tiết kiệm thời gian vệ sinh quạt thông gió nhà bếp.

Bước 2: Làm sạch khung quạt và lưới bảo vệ

Tương tự với bước 1, bạn sẽ dùng khăn ướt, vắt khô và lau sạch các khung quạt và lưới bảo vệ. Trong trường hợp những góc không thể lau sạch, bạn có thể:

  • Dùng các bót đánh răng cũ để làm sạch bụi bẩn
  • Nếu khung quạt và lưới bảo vệ bị rỉ, bạn có thể dùng dung dịch tẩy rửa để hạn chế mất thời gian lau chùi

Bước 3: Lau những bộ phận nhỏ như giá đỡ cánh, và lá chớp

Ở bước này, bạn có thể dùng cọ để chải những bộ phận nhỏ mà khăn không thể lau sạch.

Sau đó, bạn nên dùng khăn tẩm dung dịch tẩy rửa để vệ sinh giá đỡ cánh và lá chớp và sau đó bạn dùng khăn giặt sạch vắt khô để lau lại.

Bước 4: Vệ sinh tổng quát quạt thông gió

Sau khi lau sạch từng bộ phận của quạt thông gió, bạn nên dùng khăn lau khô lau lại một lần nữa cho máy. Trong bước này, bạn có thể dùng:

  • Cọ hoặc bót đánh răng chải lại kẻ góc để máy trông sáng bóng hơn
  • Bạn có thể lau lại lần thứ 2 nếu bạn vẫn chưa hài lòng độ sạch của quạt

Bước 5: Lắp lại cửa chớp và cánh quạt vào lại động cơ

Sau khi cửa chớp và cánh quạt và các bộ phận khác đã khô ráo, bạn hãy:

  • Lắp ráp chúng vào động cơ như ban đầu
  • Khoảng 2 tiếng sau, bạn có thể cho máy thông gió nhà bếp hoạt động bình thường
  • Nếu xảy ra vấn đề gì, bạn hãy liên hệ bên sửa chữa điện máy để được hỗ trợ

4. Những điều cần lưu ý trong quá trình vệ sinh quạt thông gió nhà bếp

vệ sinh quạt thông gió nhà bếp

  • Trước khi tiến hành vệ sinh quạt thông gió nhà bếp, bạn phải đảm bảo ngắt nguồn điện kết nối với quạt thông gió nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh quạt.
  • Ngoài ra, bạn cần lưu ý không để nước tiếp xúc động cơ của máy hút gió nhằm tránh những vấn đề máy không hoạt động sau khi vệ sinh.
  • Bạn hãy để quạt hẳn khô ráo rồi mới cắm phích cắm vào ổ điện nhằm tránh trường hợp chập mạch hoặc bị điện giật.
  • Để đảm bảo quạt thông gió nhà bếp luôn hoạt động hiệu quả, bạn nên vệ sinh quạt thông gió trong nhà bếp định kỳ từ 3 – 5 tháng một lần.

5. Kết luận

Việc vệ sinh quạt thông gió nhà bếp không có gì cầu kì và bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Trong trường hợp, quạt thông gió nhà bếp phức tạp và có quá nhiều vết bẩn cứng đầu, bạn có thể liên hệ trung tâm chuyên vệ sinh quạt thông gió trong nhà bếp. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo thêm về các dịch vụ giúp việc nhà của Guvi tại đây!

leave a comment