Trang trí mâm cỗ Trung Thu luôn là hoạt động được mong chờ nhất của các thành viên trong gia đình khi dịp Trung Thu đến. Những mâm cỗ truyền thông được sắp xếp tỉ mỉ để cúng rằm tháng 8 là một phong tục mang nhiều ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Đây cũng là dịp mà từng thành viên trong gia đình sum vầy và quây quần bên nhau. Bài viết dưới đây Guvi sẽ hướng dẫn cho bạn một số cách bày trí mâm cỗ Trung Thu đúng cách nhé.
Mâm cỗ trong dịp Trung Thu mang một ý nghĩa đặc biệt và sâu sắc đối với người Việt Nam. Đây không chỉ là một phần của truyền thống ẩm thực mà còn tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum vầy và lòng hiếu khách của gia đình.
Mâm cỗ Trung thu thường bao gồm những món ăn truyền thống như bánh Trung thu, hoa quả, các món ngon khác,.. Được trang trí và trình bày vô cùng đẹp mắt. Những món ăn này là giá trị văn hóa sâu sắc thể hiện phong tục tập quán truyền thống song song đó là biểu hiện của sự biết ơn và chia sẻ trong cộng đồng.
Tóm lại, mâm cỗ Trung Thu không chỉ là một phần quan trọng trong lễ hội mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết và tình cảm gia đình, phản ánh những giá trị văn hóa và truyền thống sâu sắc của người Việt Nam.
Bánh Trung thu đã từ lâu trở thành biểu tượng của sự đoàn tụ và hạnh phúc trong gia đình. Truyền thống này bắt nguồn từ thói quen của các gia đình Việt Nam, đây là dịp mà họ cùng nhau quây quần , sum vầy để đón Tết Trung Thu vào đêm rằm tháng Tám.
Ngày nay, bánh Trung thu rất đa dạng về kiểu dáng và hương vị lẫn cách chế biến từ các loại bánh truyền thống cho đến những phiên bản hiện đại, từ đơn giản đến cầu kỳ.
Tùy thuộc vào sở thích cá nhân, bạn có thể dễ dàng lựa chọn từ nhiều loại bánh Trung Thu từ bánh nướng truyền thống, bánh dẻo mềm mịn, đến các phiên bản bánh Trung Thu chay hoặc các biến tấu độc đáo từ nhiều quốc gia khác. Bạn có thể chọn những loại nhân bánh phù hợp với khẩu vị của mình, để tạo nên một trải nghiệm thưởng thức Trung Thu hoàn hảo và phong phú.
Mâm ngũ quả
Trang trí mâm ngũ quả cho mâm cỗ Trung Thu đã trở thành một truyền thống quý báu của người Việt từ bao đời nay. Dù có sự khác biệt về cách bày biện tùy theo từng vùng miền, mâm ngũ quả Trung Thu được coi chuẩn cách khi hội tụ đủ năm loại quả đặc trưng của mùa thu bao gồm chuối, bưởi, lựu, mãng cầu (na) và quả hồng.
Các loại quả với màu sắc phong phú trên mâm ngũ quả không chỉ thể hiện mong ước về may mắn mà còn hy vọng gia đình sẽ luôn bình an và thịnh vượng. Đồng thời, mâm ngũ quả còn tượng trưng cho năm yếu tố trong ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ, thể hiện sự cân bằng và hài hòa trong vũ trụ.
Bánh kẹo
Bánh kẹo luôn là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ Trung Thu, góp phần tạo nên sự phong phú và hấp dẫn cho bữa tiệc. Ngoài những món bánh truyền thống như kẹo vừng, kẹo lạc, bánh men và bánh gạo bạn có thể hoàn toàn sáng tạo mâm cỗ bằng cách thêm vào các loại bánh kẹo khác như bánh quế, bánh quy trứng, bánh bông lan, hoặc bánh đậu xanh hoặc các loại bánh bạn ưa thích.
Tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của gia đình, việc lựa chọn các loại bánh kẹo phù hợp sẽ làm cho mâm cỗ Trung Thu đẹp mắt và thêm phần phong phú, hấp dẫn, tạo nên một không khí lễ hội ấm cúng và vui vẻ.
Lồng đèn
Khi mâm cỗ Trung Thu đã đầy đủ bánh Trung Thu, mâm ngũ quả và bánh kẹo, thì không thể thiếu một phần quan trọng: tiết mục rước đèn. Lồng đèn không chỉ tượng trưng cho ánh sáng và hy vọng, mà còn là biểu hiện của sự ấm áp và kết nối tình thân trong gia đình. Mặc dù hoạt động rước đèn ngày nay không còn phổ biến như xưa, nhưng sự hiện diện của chiếc đèn lồng trong mâm cỗ Trung Thu vẫn giữ được giá trị văn hóa sâu sắc và chứa đựng nhiều kỷ niệm quý giá, gợi nhớ về những khoảnh khắc hạnh phúc và ấm cúng của dịp lễ này.
Cách trình bày, trang trí mâm cỗ Trung Thu đặc trưng từng vùng miền
Mâm cỗ Trung thu miền Bắc
Mâm cỗ Trung Thu miền Bắc thường phong phú với các loại quả như đào, chuối, hồng, bưởi và quýt. Tùy theo vùng miền, bưởi đôi khi được thay thế bằng phật thủ, cùng với việc trang trí thêm táo xanh, quýt vàng và ớt đỏ để tạo sự hài hòa và đẹp mắt. Cách bày trí mâm cỗ Trung Thu miền Bắc như sau:
Thông thường, các gia đình sẽ đặt nải chuối ở trung tâm của mâm cỗ Trung Thu với ý nghĩa biểu trưng cho sự che chở và bảo vệ của đất trời đối với con người. Xung quanh nải chuối, các loại quả như bưởi hồng đào và quýt sẽ được sắp xếp một cách hài hòa, tạo nên một lớp trang trí tinh tế và bắt mắt. Các khoảng trống còn lại sẽ được đầy bằng quất, quýt ớt đỏ, tạo nên sự hoàn chỉnh và ấn tượng cho mâm cỗ Trung Thu.
Ngoài ra, mâm cỗ miền Bắc mọi người thường hay đặt thêm xôi gấc, cốm xanh, chả cốm, chè cốm những đặc sản của mùa thu Hà Nội.
Mâm cỗ Trung thu miền Trung
Mâm cỗ Trung Thu miền Trung thường toát lên vẻ đẹp giản dị nhưng vẫn đầy đủ và ý nghĩa. Dù không cầu kỳ, mâm cỗ vẫn bao gồm một loạt các loại quả tươi ngon như đu đủ, mãng cầu, xoài, sung, cam, chuối, táo, bưởi, nho, dưa hấu, dứa và nhiều loại trái cây khác. Cách bày trí mâm ngũ quả Trung Thu miền Trung được thực hiện như sau:
Đặt những quả lớn và nặng ở phía dưới để tạo nền vững chắc cho mâm ngũ quả, sau đó sắp xếp các quả nhỏ và nhẹ lên trên để tạo sự hài hòa và cân đối. Các quả táo và nho sẽ được sử dụng để lấp đầy các khoảng trống còn lại, hoàn thiện mâm ngũ quả. Để thêm phần sinh động và màu sắc, bạn có thể xen kẽ những bông hoa tươi tắn vào giữa các loại trái cây.
Mâm cỗ Trung thu miền Nam
Mâm ngũ quả miền Nam thường được bày trí với đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài và sung, truyền tải thông điệp sâu sắc “Cầu sung vừa đủ xài.” Với hy vọng mong sao cho gia đình sung túc, sum vầy. Mâm ngũ quả được đặt trên ba trái dứa làm chân đế, với hai quả dưa hấu đặt hai bên. Cách bày trí này không chỉ tạo nên một nền tảng vững chắc mà còn thể hiện phẩm chất đáng tin cậy và sự trung nghĩa đặc trưng của người miền Nam.
Một số mẫu mâm cỗ Trung Thu đặc sắc
Hiện nay có rất nhiều hình ảnh về cách trang trí mâm cỗ Trung Thu được các gia đình chia sẻ nhằm lưu giữ kỉ niệm cũng như để mọi người học tập và làm theo. Sau đây là một số mẫu trang trí mâm cỗ Trung Thu rất đặc sắc và bắt mắt mà mọi người có thể tham khảo.
Mẫu 1: Mâm cỗ Trung Thu độc đáo với cách trang trí biến tấu từ hoa quả thành con vật
Mẫu 2: Mâm cỗ Trung Thu được bày trí bắt mắt đầy sự trang nghiêm và ấm cúng
Mẫu 3: Mâm cỗ Trung Thu đầy sự dễ thương sáng tạo và bắt mắt thu hút trẻ con
Kết Luận
Những cách trang trí mâm cỗ Trung Thumà Guvi đã chia sẻ cho các bạn trên đầy thật đặc sắc và rực rỡ phải không? Thông qua bài viết trên Guvi hy vọng bạn đã tìm ra cho mình một mâm cỗ Trung Thu đẹp mắt nhất để chuẩn bị và trang trí cho mùa lễ hội Trung Thu đoàn viên sắp tới. Hãy theo dõi trang chủ của Guvi, Guvi sẽ hướng dẫn cho bạn nhiều tin tức, mẹo hay cho cuộc sống nhé.
Trang Trí Mâm Cỗ Trung Thu Đúng Cách Và Đặc Sắc Nhất Vào Ngày Đoàn Viên 2024
Trang trí mâm cỗ Trung Thu luôn là hoạt động được mong chờ nhất của các thành viên trong gia đình khi dịp Trung Thu đến. Những mâm cỗ truyền thông được sắp xếp tỉ mỉ để cúng rằm tháng 8 là một phong tục mang nhiều ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Đây cũng là dịp mà từng thành viên trong gia đình sum vầy và quây quần bên nhau. Bài viết dưới đây Guvi sẽ hướng dẫn cho bạn một số cách bày trí mâm cỗ Trung Thu đúng cách nhé.
Mục lục
Ý nghĩa đặc biệt của mâm cỗ vào ngày lễ Trung Thu
Mâm cỗ trong dịp Trung Thu mang một ý nghĩa đặc biệt và sâu sắc đối với người Việt Nam. Đây không chỉ là một phần của truyền thống ẩm thực mà còn tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum vầy và lòng hiếu khách của gia đình.
Mâm cỗ Trung thu thường bao gồm những món ăn truyền thống như bánh Trung thu, hoa quả, các món ngon khác,.. Được trang trí và trình bày vô cùng đẹp mắt. Những món ăn này là giá trị văn hóa sâu sắc thể hiện phong tục tập quán truyền thống song song đó là biểu hiện của sự biết ơn và chia sẻ trong cộng đồng.
Tóm lại, mâm cỗ Trung Thu không chỉ là một phần quan trọng trong lễ hội mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết và tình cảm gia đình, phản ánh những giá trị văn hóa và truyền thống sâu sắc của người Việt Nam.
Xem thêm:
Những vật phẩm không thể thiếu vào ngày Trung Thu
Bánh Trung Thu
Bánh Trung thu đã từ lâu trở thành biểu tượng của sự đoàn tụ và hạnh phúc trong gia đình. Truyền thống này bắt nguồn từ thói quen của các gia đình Việt Nam, đây là dịp mà họ cùng nhau quây quần , sum vầy để đón Tết Trung Thu vào đêm rằm tháng Tám.
Ngày nay, bánh Trung thu rất đa dạng về kiểu dáng và hương vị lẫn cách chế biến từ các loại bánh truyền thống cho đến những phiên bản hiện đại, từ đơn giản đến cầu kỳ.
Tùy thuộc vào sở thích cá nhân, bạn có thể dễ dàng lựa chọn từ nhiều loại bánh Trung Thu từ bánh nướng truyền thống, bánh dẻo mềm mịn, đến các phiên bản bánh Trung Thu chay hoặc các biến tấu độc đáo từ nhiều quốc gia khác. Bạn có thể chọn những loại nhân bánh phù hợp với khẩu vị của mình, để tạo nên một trải nghiệm thưởng thức Trung Thu hoàn hảo và phong phú.
Mâm ngũ quả
Trang trí mâm ngũ quả cho mâm cỗ Trung Thu đã trở thành một truyền thống quý báu của người Việt từ bao đời nay. Dù có sự khác biệt về cách bày biện tùy theo từng vùng miền, mâm ngũ quả Trung Thu được coi chuẩn cách khi hội tụ đủ năm loại quả đặc trưng của mùa thu bao gồm chuối, bưởi, lựu, mãng cầu (na) và quả hồng.
Các loại quả với màu sắc phong phú trên mâm ngũ quả không chỉ thể hiện mong ước về may mắn mà còn hy vọng gia đình sẽ luôn bình an và thịnh vượng. Đồng thời, mâm ngũ quả còn tượng trưng cho năm yếu tố trong ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ, thể hiện sự cân bằng và hài hòa trong vũ trụ.
Bánh kẹo
Bánh kẹo luôn là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ Trung Thu, góp phần tạo nên sự phong phú và hấp dẫn cho bữa tiệc. Ngoài những món bánh truyền thống như kẹo vừng, kẹo lạc, bánh men và bánh gạo bạn có thể hoàn toàn sáng tạo mâm cỗ bằng cách thêm vào các loại bánh kẹo khác như bánh quế, bánh quy trứng, bánh bông lan, hoặc bánh đậu xanh hoặc các loại bánh bạn ưa thích.
Tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của gia đình, việc lựa chọn các loại bánh kẹo phù hợp sẽ làm cho mâm cỗ Trung Thu đẹp mắt và thêm phần phong phú, hấp dẫn, tạo nên một không khí lễ hội ấm cúng và vui vẻ.
Lồng đèn
Khi mâm cỗ Trung Thu đã đầy đủ bánh Trung Thu, mâm ngũ quả và bánh kẹo, thì không thể thiếu một phần quan trọng: tiết mục rước đèn. Lồng đèn không chỉ tượng trưng cho ánh sáng và hy vọng, mà còn là biểu hiện của sự ấm áp và kết nối tình thân trong gia đình. Mặc dù hoạt động rước đèn ngày nay không còn phổ biến như xưa, nhưng sự hiện diện của chiếc đèn lồng trong mâm cỗ Trung Thu vẫn giữ được giá trị văn hóa sâu sắc và chứa đựng nhiều kỷ niệm quý giá, gợi nhớ về những khoảnh khắc hạnh phúc và ấm cúng của dịp lễ này.
Cách trình bày, trang trí mâm cỗ Trung Thu đặc trưng từng vùng miền
Mâm cỗ Trung thu miền Bắc
Mâm cỗ Trung Thu miền Bắc thường phong phú với các loại quả như đào, chuối, hồng, bưởi và quýt. Tùy theo vùng miền, bưởi đôi khi được thay thế bằng phật thủ, cùng với việc trang trí thêm táo xanh, quýt vàng và ớt đỏ để tạo sự hài hòa và đẹp mắt. Cách bày trí mâm cỗ Trung Thu miền Bắc như sau:
Thông thường, các gia đình sẽ đặt nải chuối ở trung tâm của mâm cỗ Trung Thu với ý nghĩa biểu trưng cho sự che chở và bảo vệ của đất trời đối với con người. Xung quanh nải chuối, các loại quả như bưởi hồng đào và quýt sẽ được sắp xếp một cách hài hòa, tạo nên một lớp trang trí tinh tế và bắt mắt. Các khoảng trống còn lại sẽ được đầy bằng quất, quýt ớt đỏ, tạo nên sự hoàn chỉnh và ấn tượng cho mâm cỗ Trung Thu.
Ngoài ra, mâm cỗ miền Bắc mọi người thường hay đặt thêm xôi gấc, cốm xanh, chả cốm, chè cốm những đặc sản của mùa thu Hà Nội.
Mâm cỗ Trung thu miền Trung
Mâm cỗ Trung Thu miền Trung thường toát lên vẻ đẹp giản dị nhưng vẫn đầy đủ và ý nghĩa. Dù không cầu kỳ, mâm cỗ vẫn bao gồm một loạt các loại quả tươi ngon như đu đủ, mãng cầu, xoài, sung, cam, chuối, táo, bưởi, nho, dưa hấu, dứa và nhiều loại trái cây khác. Cách bày trí mâm ngũ quả Trung Thu miền Trung được thực hiện như sau:
Đặt những quả lớn và nặng ở phía dưới để tạo nền vững chắc cho mâm ngũ quả, sau đó sắp xếp các quả nhỏ và nhẹ lên trên để tạo sự hài hòa và cân đối. Các quả táo và nho sẽ được sử dụng để lấp đầy các khoảng trống còn lại, hoàn thiện mâm ngũ quả. Để thêm phần sinh động và màu sắc, bạn có thể xen kẽ những bông hoa tươi tắn vào giữa các loại trái cây.
Mâm cỗ Trung thu miền Nam
Mâm ngũ quả miền Nam thường được bày trí với đu đủ, mãng cầu, dừa, xoài và sung, truyền tải thông điệp sâu sắc “Cầu sung vừa đủ xài.” Với hy vọng mong sao cho gia đình sung túc, sum vầy. Mâm ngũ quả được đặt trên ba trái dứa làm chân đế, với hai quả dưa hấu đặt hai bên. Cách bày trí này không chỉ tạo nên một nền tảng vững chắc mà còn thể hiện phẩm chất đáng tin cậy và sự trung nghĩa đặc trưng của người miền Nam.
Một số mẫu mâm cỗ Trung Thu đặc sắc
Hiện nay có rất nhiều hình ảnh về cách trang trí mâm cỗ Trung Thu được các gia đình chia sẻ nhằm lưu giữ kỉ niệm cũng như để mọi người học tập và làm theo. Sau đây là một số mẫu trang trí mâm cỗ Trung Thu rất đặc sắc và bắt mắt mà mọi người có thể tham khảo.
Mẫu 1: Mâm cỗ Trung Thu độc đáo với cách trang trí biến tấu từ hoa quả thành con vật
Mẫu 2: Mâm cỗ Trung Thu được bày trí bắt mắt đầy sự trang nghiêm và ấm cúng
Mẫu 3: Mâm cỗ Trung Thu đầy sự dễ thương sáng tạo và bắt mắt thu hút trẻ con
Kết Luận
Những cách trang trí mâm cỗ Trung Thu mà Guvi đã chia sẻ cho các bạn trên đầy thật đặc sắc và rực rỡ phải không? Thông qua bài viết trên Guvi hy vọng bạn đã tìm ra cho mình một mâm cỗ Trung Thu đẹp mắt nhất để chuẩn bị và trang trí cho mùa lễ hội Trung Thu đoàn viên sắp tới. Hãy theo dõi trang chủ của Guvi, Guvi sẽ hướng dẫn cho bạn nhiều tin tức, mẹo hay cho cuộc sống nhé.
Chủ Đề