nuoc lau ban tho

Nước Lau Bàn Thờ Giúp Tẩy Sạch Bụi Trần, Mang Lại May Mắn

11 Tháng bảy, 2023 le thuy vi 0 Comments

Nước lau bàn thờ chính là một phần không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về vì thờ cúng và dọn dẹp bàn thờ tổ tiên là một truyền thống tâm linh vô cùng ý nghĩa của người Việt Nam. Từ xa xưa, ông bà ta đã dùng rất nhiều loại nước khác nhau để lau bàn thờ, thế nhưng bạn đã biết hết những loại nước lau bàn thờ để giúp tẩy sạch bụi trần, mang lại may mắn và thu hút tài lộc chưa? Theo dõi bài viết dưới đây của GUVI để biết thêm chi tiết nhé!

Lau bàn thờ bằng nước gì?

Nước mùi già (Nước ngò già)

Cách nấu nước mùi già

Rau mùi già là một loại nguyên liệu khá dễ tìm mua khi gần Tết vì nhà nhà người người đều sử dụng. Để chuẩn bị nước mùi già, bạn cần thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 bó mùi già, gừng, rửa sạch.
  • Mùi già sau khi rửa để ráo nước, gừng đập dập.
  • Buộc mùi già thành bó rồi cho vào nồi nước sôi cùng với gừng.
  • Đun nước sôi khoảng 10 phút, lọc bỏ xác rồi hòa với một chút muối trắng là hoàn thành.

Nước gừng

Cách nấu nước gừng

Cách làm nước gừng lau bàn thờ từ gừng cũng cực kỳ đơn giản:

  • Đầu tiên, đem gừng rửa sạch, rồi thái thành những lát mỏng.
  • Đun sôi 2 lít nước trong khoảng 5 phút với phần gừng trên.
  • Để nước nguội tầm 50 độ (sơ vào thấy hơi nóng) là có thể sử dụng.

Nước rượu trắng

Dùng rượu trắng lau bàn thờ

Rượu trắng là một dung dịch tuyệt vời để xử lý những vết bẩn cứng đầu nhất. Không chỉ vậy, rượu trắng còn có mùi thơm nồng nên rất hiệu quả trong việc khử mùi.

Chỉ cần đổ một lượng rượu vừa phải lên một miếng vải sạch rồi tiến hành lau sạch bàn thờ là xong.

Rượu pha gừng

Cách pha rượu với gừng

Rượu với gừng khi đem kết hợp với nhau sẽ tạo ra hỗn hợp giúp khử mùi cực kỳ hiệu quả. Cách làm nước rượu gừng để lau bàn thờ cũng rất nhanh và tiện:

  • Đem gừng rửa sạch, đập dập 1 – 2 củ gừng.
  • Sau đó đem pha với rượu trắng là đã hoàn thành rồi!

Nước rượu pha tỏi

Cách pha rượu với tỏi

Nước rượu pha tỏi cũng là một lựa chọn hoàn hảo để bao sái bàn thờ nhằm tiêu trừ tà khí, xui rủi mang tới luồng không khí mới mẻ, tươi vui cho cả gia đình.

  • Lột sạch vỏ tỏi, rồi rửa sạch và để ráo.
  • Sau đó bỏ vào hũ rượu ngâm khoảng 7 – 10 ngày là đã có được 1 hũ rượu pha tỏi để lau dọn bàn thờ.
  • Nếu không có nhiều thời gian chuẩn bị, có thể đập dập tỏi, sau đó pha chung với rượu trắng là đã có ngay cho mình nước rượu pha tỏi thơm lừng để lau dọn bàn thờ.

Nước bao sái bàn thờ (Nước ngũ vị hay nước thảo mộc)

Cách nấu nước ngũ vị

Nước ngũ vị gồm đinh hương, quế, hồi, bạch đàn, gỗ vang. Trong phong thủy, khi những thảo mộc này kết hợp lại với nhau thì sẽ giúp loại bỏ vết bẩn, tà khí, xui xẻo những điều muộn phiền âu lo, đem lại may mắn tài lộc. Ngoài ra mùi thơm của nước ngũ vị còn có tác dụng chống ẩm mốc, xua đuổi côn trùng mang đến sự dễ chịu, bình yên.

Nước nấu vỏ bưởi

Cách nấu nước vỏ bưởi

Vỏ bưởi có mùi thơm thanh mát, dịu nhẹ nên cũng vô cùng thích hợp để lau bàn thờ. Cách nấu nước vỏ bưởi không quá phức tạp, bạn đã có được nồi nước vỏ bưởi cực chất lượng và cực thơm.

  • Rửa sạch vỏ bưởi dưới vòi nước để gột sạch bụi bẩn.
  • Cắt vỏ bưởi thành từng miếng dài.
  • Sau đó rửa sơ lại bằng nước một lần nữa rồi cho vào nồi đun sôi 5 – 7 phút cho ra hết tinh dầu có trong vỏ bưởi.
  • Sau khi nước nguội khoảng 50 độ (sò tay vào thấy hơi ấm nóng) thì có thể sử dụng để lau bàn thờ.

Nước ngâm hoa tươi

Ngâm hoa tươi để lau bàn thờ

Những cánh hoa tươi thơm nức ngày Tết bên cạnh việc dùng để dâng lên tổ tiên nhằm thể hiện lòng thành kính của mình thì cũng có thể sử dụng chúng làm nước ngâm bao sái bàn thờ. Một số loại hoa có thể dùng: hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa sen, hoa hồng hay hoa mẫu đơn…

  • Ngắt cánh từng loại hoa rồi rửa sơ qua nước để loại bớt bụi bẩn.
  • Sau đó cho vào chậu nước ấm ngâm để lau bàn thờ.

Nước ấm

Dùng nước ấm để lau bàn thờ

Nếu bạn chưa kịp chuẩn bị nước để lau bàn thờ thì nước ấm sẽ là giải pháp tốt nhất vào lúc này. Nước ấm có khả năng rửa trôi bụi bẩn, mảng bám lâu ngày trên bàn thờ hay đồ thờ nhanh hơn nước lạnh.

Đun nước sôi, để nguội khoảng 20 phút rồi nhúng khăn sạch lau sạch bụi bẩn trên bàn thờ để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau khi vệ sinh, bạn có thể dùng khăn mềm khô để lau lại bàn thờ một lần nữa để làm sạch hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách sắp xếp bàn thờ phù hợp

Tại sao cần dùng nước lau bàn thờ?

Bàn thờ là nơi tôn nghiêm nhất và tâm linh trong nhà, là nơi để mọi người trong gia đình tỏ bày sự thành kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và những người đã khuất.

Không chỉ đơn giản là lau dọn sạch sẽ, trang trí bàn thờ gia tiên mà đây còn là dịp con cháu thể hiện lòng thành kính, lòng hiếu thảo và lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên, nguồn cội và những người đã khuất. Qua đó, hy vọng tổ tiên phù hộ cho gia đình mình một năm mới bình an, hạnh phúc.

Xem thêm: Hoa Cúng Thần Tài Thu Hút Tài Lộc

Những lưu ý khi lau dọn bao sái bàn thờ

  • Bàn thờ mang tính âm nên gia chủ tuyệt đối không được dùng nước lạnh để lau. Nếu bạn chưa chuẩn bị trước, có thể thay thế bằng nước ấm.
  • Sau khi đã lau, gia chủ không được lau lại bằng nước lạnh.
  • Vì đa phần các loại nước lau bàn thờ được nấu sôi nên chúng sẽ rất nóng. Do đó, trước khi nhúng khăn lau, phải đảm bảo nước vừa đủ ấm để giảm thiểu nguy cơ bị bỏng. Đặc biệt, nên để nồi nước này tránh xa tầm tay trẻ em. 
  • Nước trên bàn thờ không được uống. Sau khi sử dụng, tốt nhất là đổ ra sông hồ.

Xem thêm:

Một số câu hỏi liên quan

Nên dọn bàn thờ gia tiên vào thời điểm nào?

Theo các chuyên gia phong thủy, từ ngày 23 tháng Chạp trở đi là thời điểm tốt nhất để dọn bàn thờ. Chỉ cần gia chủ có lòng thành kính thì bàn thờ có thể lau chùi bất kỳ thời điểm nào trong năm. Người xưa thường cho rằng đây là thời điểm ông bà và các vị thần linh “đi vắng”. Vì vậy, đây cũng chính là lúc con cháu trong gia đình dọn dẹp, sửa sang lại nơi ở để ông bà đón một cái Tết ấm áp, tươm tất nhất.

Có được dùng nước lau bàn thờ để lau bàn ghế không?

Sau khi lau bàn thờ xong mà vẫn còn, có thể dùng phần nước này để lau các vật dụng cũ như bàn ghế, trang sức phong thủy,… Ngoài tác dụng trừ tà còn mang lại may mắn, bình an cho gia chủ trong suốt một năm mới.
Vì sao không nên dùng nước lã để lau dọn bàn thờ?

Theo quan niệm xưa, nên dùng nước ấm chứ không nên dùng nước lạnh để lau bàn thờ. Vì nước thường chứa nhiều tạp chất và vi khuẩn nên không thể rửa sạch các vết bẩn, vết uế trên bàn thờ. Khi bàn thờ sạch sẽ, sáng bóng thì tổ tiên sẽ phù hộ độ trì cho gia đình.

Lau dọn bàn thờ trước thềm năm mới là một truyền thống vô cùng đẹp mà Việt Nam ta nên cố gắng giữ gìn và phát huy một cách bền vững. Qua bài viết trên chúng tôi mong rằng bạn đã biết thêm nhiều loại nước lau bàn thờ hơn để việc lau dọn bàn thờ không còn là điều quá đáng ngại. Nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên theo dõi website của GUVI để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng dịch vụ tổng vệ sinh của Guvi để dọn nhà nhé!

leave a comment