nghe moc mam

Nghệ Mọc Mầm Có Độc Không? Ăn Được Không? Thần Dược Hay Mối Nguy Hiểm Khôn Lường?

22 Tháng sáu, 2023 le thuy vi 0 Comments

Nghệ mọc mầm có độc không? là câu hỏi khá thường gặp vì đa phần các gia đình Việt Nam chúng ta thường né tránh những loại củ đã lên mầm, ví dụ điển hình là khoai tây do phần lớn các tin tức đều đưa tin về mối nguy hiểm tiềm tàng của củ mọc mầm đối với sức khỏe. Nhưng liệu điều này có đúng với củ nghệ không? Theo dõi bài viết dưới đây của GUVI để biết được câu trả lời chi tiết nhất nhé!

Nghệ mọc mầm có độc không?

Nghệ mọc mầm

Lợi ích của củ nghệ thì chắc hẳn ai cũng phải công nhận. Trong nghệ có chứa nhiều chất Curcumin. Nhờ vậy mà nghệ có màu vàng và vị đắng. Curcumin còn là một chất chống oxy hóa cực mạnh cực kỳ tốt tốt cho hệ tiêu hóa. Hơn thế nữa là chất này có tác dụng ngăn ngừa và chống lại sự phát triển của hầu hết các căn bệnh ung thư như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú…

Còn với củ nghệ mọc mầm, theo các nghiên cứu khoa học, nghệ mọc mầm tuy không mang độc tố như khoai tây hay một số loại rau củ khác nhưng chúng đã mất hết phần lớn chất dinh dưỡng. Nguyên nhân là trong quá trình nghệ mọc mầm, toàn bộ các chất dinh dưỡng có trong củ sẽ tập trung nuôi mầm mới.

Nghệ mọc mầm có ăn được không?

Nghệ mọc mầm có ăn được không?

Nếu mua nghệ về mà chưa kịp sử dụng, bảo quản không tốt rất dễ khiến củ nghệ mọc mầm. Không giống như những loại củ khác, khoa học đã chứng minh rằng, nghệ mọc mầm không hề chứa độc và có thể ăn được.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chế sử dụng những củ nghệ đã mọc mầm thường xuyên bởi vì dù không chứa độc tố nhưng chúng cũng không có bất kỳ dưỡng chất nào.

Sử dụng nghệ mọc mầm trong làm đẹp

Đặc biệt, tuy còn khá ít chất dinh dưỡng nhưng nếu ngâm đúng cách sẽ tạo ra một loại men cực kỳ tốt cho việc làm đẹp da của các chị em phụ nữ. Với công dụng làm trắng da cũng như giúp da trắng sáng mịn màng thì ít có loại kem dưỡng nào sánh bằng.

Chuẩn bị

  • Nghệ mọc mầm: 0,5kg
  • Mật ong: 1 lít
  • Nước cất: 1 lít
  • Chanh: 2 quả

Cách chế biến

  • Rửa sạch nghệ mọc mầm, giữ nguyên vỏ nghệ và để ráo nước. Sau đó cắt nghệ ra thành những lát mỏng (nên sử dụng bao tay nilong để không bị màu vàng của nghệ bám vào tay).
  • Cho nghệ vào nồi (nồi càng dày càng tốt, lưu ý không được dùng nồi nhôm), thêm 1 lít nước cất rồi đun sôi nghệ.
  • Khi nghệ sôi, vặn nhỏ lửa, đun liu riu trên bếp khoảng 1h. Không cho thêm nước trong quá trình đun.
  • Sau đó vắt 2 quả chanh vào nồi rồi đổ tiếp một chút mật ong và đun sôi ở nhiệt độ 121 độ C. Nên dùng nhiệt kế để có sự chính xác về nhiệt độ. Hoặc là bạn có thể cho vào lò nướng và bật 121 độ C đến khi sôi thì dừng.
  • Giữ nguyên hỗn hợp trong nồi rồi bọc màng bọc thực phẩm thật kín sao cho không khí không thể lọt vào trong.
  • Đặt nồi nghệ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ủ hỗn hợp vừa đun trong vòng 1 tuần đến 10 ngày.
  • Khi hỗn hợp lên men, dùng rây lọc lấy nước cốt. Bước này cần được làm cẩn thận và sạch sẽ bởi nếu vi khuẩn xâm nhập có thể gây hại cho da.

Cách sử dụng

  • Bảo quản hỗn hợp trong ngăn mát tủ lạnh để tiếp tục lên men.
  • Mỗi ngày ăn 1 thìa nghệ thái lát mỏng, nhưng không ăn vào buổi tối. Mỗi sáng ngủ dậy hòa lẫn 2 thìa men nghệ vào 1 ly nước ấm và uống.
  • Cũng có thể dùng nước nghệ lên men để đắp mặt để tăng hiệu quả dưỡng da.

Xem thêm:

Một số câu hỏi liên quan

Tác dụng của các loại đậu nảy mầm?

Tác dụng của các loại đậu nảy mầm?

Nghiên cứu cho thấy rằng một số loại loại đậu nảy mầm có hàm lượng chất chống oxy hóa, axit amin và vitamin B còn cao hơn lúc chúng chưa nảy mầm.

Thành phần dinh dưỡng của hạt nảy mầm cũng đã được chứng minh là làm giảm lượng axit phytic – một chất kháng dinh dưỡng, chất này có thể ức chế sự hấp thụ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác.

Mặc dù một số nguồn cho rằng việc ngâm và làm nảy mầm các loại hạt cũng làm tăng hàm lượng dưỡng chất và giảm phytate, nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy dinh dưỡng tốt hơn sau khi hạt nảy mầm.

Hạt chia nảy mầm có uống được không?

Hạt chia nảy mầm có uống được không?

Hạt chia có công dụng trong việc giúp hạ huyết áp, giảm viêm, giảm cân và cải thiện hệ tiêu hóa. Chúng ta cũng có thể uống hạt chia đã nảy mầm vì chúng có hàm lượng protein và canxi cao.

Bài viết trên của GUVI đã giúp nhiều người giải đáp được thắc mắc cho câu hỏi nghệ mọc mầm có độc không rồi đúng không? Không phải loại củ nào mọc mầm cũng có độc nên hãy tìm hiểu kỹ để không bỏ lỡ chúng. Theo dõi danh mục sức khỏe trên website của GUVI để có thêm nhiều kiến thức và tin mới giúp ích cho sức khỏe của bạn.

leave a comment