cay luoi ho 1

Cây Lưỡi Hổ Có Độc Không? Ý Nghĩa Và Những Lưu Ý Khi Trồng

26 Tháng sáu, 2023 le thuy vi 0 Comments

Cây lưỡi hổ có độc không? chính xác là điều mà nhiều người đang cực kỳ thắc mắc. Thuộc top những loại cây cảnh dễ trồng, dễ chăm sóc mà dùng để trang trí nhà cửa hay văn phòng công ty cực kỳ đẹp nhưng liệu chúng có chứa độc tố giống cây kim tiền hay không thì vẫn còn là một ẩn số. Đừng lo, những thông tin mà GUVI sắp giới thiệu sẽ mang lại rất nhiều điều thú vị và những hướng dẫn bổ ích khi trồng loại cây này.

Cây lưỡi hổ là cây gì?

Cây lưỡi hổ

Tên khoa học của cây là Sansevieria trifasciata, cùng họ với nha đam. Với phần thân hình dẹt, mọng nước, tuy nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng lại khá mềm, khi sờ vào không bị đau tay. Trên thân có 2 màu xanh và vàng chạy dọc từ gốc đến ngọn. Khi ra hoa, chúng nở thành chùm, mọc từ gốc và có quả hình tròn.

Lưỡi hổ là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, có hơn 70 loài khác nhau như lưỡi hổ, lưỡi hổ Thái, lưỡi hổ xanh… nhưng phổ biến nhất hiện nay là lưỡi hổ Thái và lưỡi hổ cọp.

Cây lưỡi hổ có chất độc gì?

Cây lưỡi hổ được coi là một loại cây hơi độc. Do đó, nếu không được sử dụng và chế biến đúng cách sẽ gây ra các hiện tượng như sưng tấy trong miệng, buồn nôn, không tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt nếu nhai lưỡi hổ sống, kể cả người hay động vật đều bị nôn mửa và tiêu chảy. Một số người có làn da nhạy cảm, chạm vào nước cây lưỡi hổ có thể bị dị ứng, mẩn ngứa và viêm da.

Ngoài ra, mức độ cảnh quan sẽ khác nhau ở từng khu vực riêng lẻ. Nếu đặt quá nhiều cây trang trí sẽ không tốt cho sức khỏe và không gian sống. Vì vậy, nên nhớ tùy từng không gian cụ thể mà chọn số lượng, kích thước cây lưỡi hổ hợp lý.

Xem thêm: Lá cây kim tiền có độc không?

Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ

phong thủy của cây lưỡi hổ

Theo quan niệm của nền văn hóa phương Tây và phương Đông, cây lưỡi hổ trong phong thủy được biết đến là một loại cây có hiệu quả trong việc trừ tà, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Cây lưỡi hổ thậm chí còn được trồng để làm hàng rào vì ý nghĩa đặc trưng này của chúng.

Xem thêm: Nghệ mọc mầm có độc không?

Sai lầm khi trồng cây lưỡi hổ

Tưới nước quá nhiều: Cây lưỡi hổ có xuất thân từ vùng đất khô hạn. Do đó, cây có khả năng chịu hạn rất tốt, không ưa nước. Trong quá trình chăm sóc cây, nên hạn chế tưới cho cây quá nhiều nước. Cây chỉ cần được tưới từ 1 tuần/lần hoặc 2 tuần/lần tùy vào điều kiện thời tiết. Khi tưới cây, bạn nên dùng bình để phun ẩm cho cây, tránh phun quá nhiều một chỗ.

Ánh sáng quá nhiều: Đây vốn là loại cây ưa bóng râm, thích nơi có ánh sáng yếu thay vì thời tiết nắng gắt. Vì vậy bạn nên chọn những khu vực ít nắng để trồng. Nếu cây được đặt trong nhà, bạn nên cho cây phơi nắng sau 2-3 tháng, thời gian từ 7 – 9h sáng.

Nhiệt độ và dinh dưỡng: Nhiệt độ lý tưởng cho cây sinh trưởng và phát triển là khoảng 20-30 độ. Trong những ngày mùa đông, bạn nên bổ sung thêm dinh dưỡng bằng cách bón phân để cây khỏe mạnh, đủ dưỡng chất phát triển. Phân lân nên được bón khoảng 3 đến 4 tháng một lần, bón thúc với vị trí cách gốc khoảng 10cm.

Xem thêm: Lợi ích bông cải trắng bạn nên biết

Một số thắc mắc liên quan

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

Lọc không khí: loài cây này có khả năng lọc khí độc vô cùng hiệu quả, mang đến cho không gian sống trong lành. Do vậy, tại các sảnh hay phòng khách sạn, sân bay trồng rất nhiều loại cây này.

Trang trí nhà cửa: nhờ vào màu sắc xanh tươi bắt mắt cùng sự cứng cáp của mình, cây lưỡi hổ được dùng để trang trí, đặt làm cảnh trong nhà, mang đến không gian sống sinh động hơn.

Vị thuốc dân gian: đây còn được biết như là một bài thuốc chữa ho, viêm họng hiệu quả trong đông y.

Ý nghĩa phong thủy may mắn: xét về mặt phong thủy, cây lưỡi hổ có khả năng xua đuổi tà khí và thu hút vận may. Trồng loài cây này trong nhà được cho là mang đến cho gia chủ tài lộc vững vàng nên lược rất nhiều người ưa chuộng.

Trồng cây lưỡi hổ trong nhà có ảnh hưởng gì không?

Trồng cây lưỡi hổ trong nhà có ảnh hưởng gì không?

Tuy là một loài cây có độc tính nhưng việc dùng cây để trang trí không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người. Việc đặt cây lưỡi hổ trong nhà hay trồng trong phòng ngủ không chỉ giúp trang trí, “phủ xanh” cho không gian sống mà còn có tác dụng lọc không khí cũng như mang ý nghĩa về mặt phong thuỷ. Đặc biệt, nhiều người còn ví loài cây này chính là “máy lọc không khí tự nhiên” tuyệt vời nhất cho các gia đình.

Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?

Cây lưỡi hổ xanh

Những tuổi thuộc mệnh Mộc và Thổ cần tránh cây lưỡi hổ xanh là: Canh Tý (1960), Tân Sửu (1961), Mậu Thân (1968), Kỷ Dậu (1969), Bính Thìn (1976), Đinh Tỵ (1977), Canh Ngọ (1990), Tân Mùi (1991), Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999),…

Cây lưỡi hổ trắng

Những năm sinh khắc với cây lưỡi hổ trắng là: Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Mậu Thìn (1988), Kỷ Tỵ (1989), Nhâm Ngọ (2002), Quý Mùi (2003),…

Cây lưỡi hổ vàng

Những tuổi kỵ với cây lưỡi hổ vàng bao gồm: Bính Ngọ (1966), Đinh Mùi (1967), Giáp Dần (1974), Ất Mão (1975), Nhâm Tuất (1982), Đinh Sửu (1997),…

Cây lưỡi hổ viền vàng

Cây lưỡi hổ viền vàng không hợp với những tuổi sau: Đinh Dậu (1957), Giáp Thìn (1964), Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987), Giáp Tuất (1994), Ất Hợi (1995),…

Cây lưỡi hổ hợp tuổi nào?

Để có thể gặp được nhiều điều may mắn khi trồng cây lưỡi hổ thì người trồng cây cần phải có tuổi hợp với loại cây này. Xét về phong thủy, tuổi Ngọ chính là tuổi có phù hợp nhất với loài cây này.

Với bản tính hướng ngoại của những người có tuổi Ngọ, những người xuất chúng và có tài năng lãnh đạo, trong công việc, họ rất quyết đoán, biết cách kiếm và giữ tiền. Đây đều là những đặc tính rất tương ứng và phù hợp với cây lưỡi hổ.

Với những thông tin mà GUVI đã mang đến cho bạn qua bài viết trên thì chúng mình tin chắc là bạn đã hài lòng với câu trả lời cho câu hỏi cây lưỡi hổ có độc không. Trồng cây lưỡi hổ trong ngôi nhà hay trong phòng làm việc của bạn sẽ giúp không gian sống trở nên thư thái hơn rất nhiều. Khám phá chuyên mục Sức khỏe trên website của GUVI để biết thêm nhiều bài viết có ích cho sức khỏe của bạn.

leave a comment