Khi sở hữu một bộ sofa nỉ, việc bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ là vô cùng quan trọng để giữ cho nó luôn mới mẻ, sạch sẽ và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, nhiều người không biết cách vệ sinh sofa nỉ đúng cách, dẫn đến việc làm hỏng và rút ngắn tuổi thọ sử dụng của bộ sofa. Vậy thì hãy cùng Guvi xem ngay bài viết sau đây để bỏ túi thêm vài cách vệ sinh sofa nỉ mà không làm hư hỏng món đồ nội thất này nhé!
Nguyên nhân gây ra vết bẩn trên sofa nỉ
Khi ngồi hoặc nằm, mồ hôi và bụi bám trên da có thể dính vào sofa. Nếu không vệ sinh thường xuyên, vết bẩn sẽ ngày càng cứng đầu, khó làm sạch.
Bụi trong không khí, kể cả khi cửa đóng kín, cũng sẽ đọng lại trên sofa. Vệ sinh định kỳ giúp sofa luôn sạch sẽ, tránh tình trạng bụi bám dính lâu ngày.
Gia đình có thói quen ăn uống trên sofa dễ làm rơi vãi thức ăn và nước uống. Đặc biệt, nhà có trẻ nhỏ, việc này khó tránh. Vệ sinh kịp thời giúp ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Sử dụng mỹ phẩm trên sofa có thể làm đổ sản phẩm, kem dưỡng da, hay sữa tắm xuống ghế. Những vết bẩn này càng để lâu sẽ càng khó làm sạch.
Sofa nỉ dễ bị ẩm ướt trong điều kiện độ ẩm cao, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật và nấm mốc phát triển. Điều này không chỉ giảm chất lượng sofa mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thú cưng rụng lông và có thể thải ra phân trên sofa, làm bẩn ghế. Vệ sinh sofa thường xuyên là cần thiết nếu nhà có nuôi thú cưng.
Cách vệ sinh sofa nỉ hiệu quả tại nhà
Cách vệ sinh sofa nỉ bằng cồn Isopropyl
Cồn (C3H8O) là một hóa chất dễ cháy, có mùi mạnh, không màu, bay hơi nhanh và tan trong nước cũng như các dung môi hữu cơ. Nhờ những đặc tính này, cồn được sử dụng phổ biến trong việc sát khuẩn, chống nhiễm trùng, hòa tan dầu mỡ và làm sạch vết bẩn khi pha loãng từ 35-50% với nước, chất tẩy rửa kính và xà phòng.
Các bước làm sạch sofa nỉ và vải bằng cồn:
- Nhúng vải mềm vào cồn và chà xát các vết mực hoặc vết ố lâu ngày cho đến khi chúng biến mất hoàn toàn.
- Sau khi làm sạch, dùng nước sạch để lau lại khu vực vừa chà để loại bỏ cồn vì cồn bay hơi nhanh.
- Để làm mềm và giữ mùi thơm cho sofa, bạn hãy thêm dùng tinh dầu thơm hoặc nước xả vải.
Lưu ý khi làm sạch sofa nỉ bằng cồn: Thử nghiệm trên một diện tích nhỏ và chờ khoảng 15 phút trước khi áp dụng cho toàn bộ ghế, đặc biệt đối với các loại ghế da trơn hoặc giả da, vì chúng có thể bị phai màu.
Giấm cũng mang đến hiệu quả bất ngờ
Giấm là một liệu pháp vệ sinh hiệu quả cho ghế sofa. Với hàm lượng axit axetic từ 7-20%, giấm có khả năng loại bỏ các vết bẩn, mảng bám trên bề mặt nỉ. Vì thế, sử dụng giấm là một cách đơn giản và tiết kiệm để làm sạch và làm mới lại chiếc sofa của bạn.
Vệ sinh ghế sofa bằng giấm theo các bước sau:
- Pha loãng giấm trắng với nước theo tỷ lệ 1:1 để tạo dung dịch làm sạch hiệu quả và an toàn cho sofa nỉ.
- Trước khi làm sạch toàn bộ ghế, thử nghiệm dung dịch giấm trên một góc nhỏ, khuất để đảm bảo không gây phai màu hoặc hỏng chất liệu.
- Nhúng một miếng vải mềm vào dung dịch giấm pha loãng, sau đó nhẹ nhàng chà xát lên các vết bẩn trên khắp ghế sofa.
- Dùng khăn ẩm sạch để lau lại khu vực vừa vệ sinh, loại bỏ hoàn toàn giấm còn sót lại trên ghế.
- Để ghế khô tự nhiên hoặc sử dụng quạt để làm khô nhanh chóng, tránh để ghế ẩm lâu ngày dễ sinh vi khuẩn và nấm mốc.
Xem thêm:
Cách vệ sinh sofa nỉ bằng khăn ẩm
Việc làm sạch ghế sofa nỉ tại nhà trở nên đơn giản với phương pháp dùng khăn ẩm. Dưới đây là các bước chi tiết và hiệu quả:
- Lấy một chiếc khăn sạch và thấm đẫm nước, vắt khô vừa đủ để không nhỏ giọt nhưng vẫn giữ được độ ẩm nhất định.
- Trải khăn ẩm lên ghế sofa ở các vị trí cần làm sạch, đảm bảo khăn phủ đều và tiếp xúc tốt với bề mặt vải nỉ.
- Sử dụng một chiếc gậy hoặc tay, nhẹ nhàng đập lên khăn. Hành động này sẽ giúp bụi bẩn bám vào khăn, từ đó làm sạch bề mặt sofa.
- Sau khi hoàn thành loại bỏ các chất bẩn, hãy để sofa khô tự nhiên hoặc dùng thiết bị quạt để đẩy nhanh quá trình.
Giặt ghế sofa nỉ tại nhà bằng dung dịch vệ sinh ghế
Khi đối mặt với các loại vết bẩn dai như vết mực, nước ngọt, cà phê hay thức ăn, bạn có thể sử dụng nước tẩy đa năng để làm sạch ghế sofa nỉ một cách nhẹ nhàng. Đầu tiên, dùng nước tẩy lau nhẹ nhàng trên bề mặt ghế. Sau đó, đợi một quãng thời gian cho vết bẩn khô lại rồi sử dụng bàn chải lông mềm để cọ sạch. Cuối cùng, dùng một khăn ẩm sạch để lau lại toàn bộ ghế sofa và để ghế khô tự nhiên.
Dùng loại dung dịch có sẵn này có một vài ưu điểm sau:
- Loại bỏ hiệu quả nhiều loại mảng bám, vết bẩn và mùi mốc.
- Dễ sử dụng.
- Chứa các chất dưỡng bề mặt, giúp da ghế bền lâu.
- Có hương thơm dễ chịu.
- An toàn với da tay, không chứa chất gây kích ứng.
Cách vệ sinh sofa nỉ bằng chanh và bột cream tartar
Khi gặp phải những vết bẩn cứng đầu trên ghế sofa nỉ, bạn có thể sử dụng một phương pháp khác để làm sạch, đó là hỗn hợp hiệu quả từ bột tartar và chanh.
Cách làm:
- Pha trộn bột tartar và nước cốt chanh tươi theo tỷ lệ 1:1. Lượng hỗn hợp tùy thuộc vào mức độ bẩn của ghế, từ ít đến nhiều.
- Sử dụng một miếng vải mềm, thoa hỗn hợp lên các vết bẩn trên bề mặt ghế sofa.
- Để hỗn hợp ngấm trong khoảng 10 phút.
- Dùng khăn khô hoặc giấy mềm lau sạch vết bẩn.
Làm sạch sofa nỉ bằng rượu
Khi ghế sofa bị bẩn do nấm mốc, bạn có thể sử dụng rượu để vệ sinh. Tuy nhiên, cần cẩn trọng vì cồn trong rượu có thể làm phai màu tự nhiên của ghế. Để làm sạch ghế sofa một cách hiệu quả, bạn nên thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Pha loãng rượu với nước ấm theo tỉ lệ 1:1.
- Bước 2: Nhúng khăn mềm vào hỗn hợp, vắt nhẹ để khăn còn ẩm và sau đó lau đều lên bề mặt ghế sofa. Chú ý lau kỹ tại các vị trí có vết bẩn và nấm mốc để đảm bảo làm sạch hoàn toàn.
- Bước 3: Sau khi lau xong, bạn có thể sử dụng máy sấy ở chế độ gió mát để làm khô ghế. Ngoài ra, đặt ghế ở nơi thông thoáng, có gió tự nhiên cũng là một cách tốt để ghế sofa khô hoàn toàn.
Nhớ kiểm tra kỹ hướng dẫn bảo quản của ghế sofa trước khi vệ sinh để đảm bảo an toàn cho chất liệu và màu sắc của ghế. Sử dụng các phương pháp làm sạch phù hợp không chỉ giúp loại bỏ nấm mốc hiệu quả mà còn giữ được vẻ đẹp và tuổi thọ cho ghế sofa của bạn.
Cách vệ sinh sofa nỉ bằng máy hút bụi
Máy hút bụi hoặc máy hút thảm là công cụ hiệu quả để loại bỏ các loại bụi bẩn lớn như lông thú cưng, tóc, và các mảnh vụn khác. Để đảm bảo hiệu quả và tránh hư hỏng lớp vải nỉ của ghế sofa, bạn cần chú ý đến việc chọn đầu bàn chải phù hợp cho máy hút bụi. Điều này giúp tránh tình trạng nhiệt nóng gây hại cho bề mặt vải nỉ, duy trì vẻ đẹp và độ bền cho ghế của bạn.
Bạn hãy hút bụi kỹ càng trên toàn bộ bề mặt ghế, đặc biệt chú ý đến các khe hở, góc cạnh. Lưu ý không để đầu bàn chải máy hút bụi di chuyển quá nhanh hoặc quá mạnh, có thể gây ra những vết xước trên nỉ và hãy thường xuyên kiểm tra, làm sạch bộ lọc của máy hút bụi để đảm bảo hiệu suất hút tối ưu.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách lau sàn nhà sạch thơm
Tận dụng baking soda có tại nhà
Bột baking soda, còn có tên gọi là muối nở, là một nguyên liệu phổ biến, an toàn và dễ sử dụng để vệ sinh ghế sofa nỉ. Với khả năng hấp thụ đa dạng các loại vết bẩn tích tụ và khử mùi hiệu quả, bột baking soda trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho việc giữ gìn vệ sinh cho ghế sofa nỉ tại nhà.
Khi sử dụng bột baking soda để vệ sinh ghế sofa nỉ, bạn nên thực hiện theo các bước sau:
- Dùng khăn mềm phủi sạch bụi bẩn có thể nhìn thấy trên ghế.
- Rắc một lượng bột baking soda vừa đủ lên khu vực bị ố bẩn, dùng bình xịt thêm nước lên khu vực có baking soda, chờ trong khoảng 20 phút.
- Dùng khăn vải khô lau sạch hoặc sử dụng máy hút bụi hút bỏ bột baking soda cùng với vết bẩn.
Với những ưu điểm như dễ sử dụng, an toàn và khả năng làm sạch, hút ẩm, khử mùi tốt, bột baking soda là một lựa chọn tuyệt vời để vệ sinh ghế sofa nỉ tại nhà một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, bột baking soda cũng có một số hạn chế khi sử dụng, đó là khó đánh bật được những vết bẩn lâu ngày đã bám sâu vào ghế. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các phương pháp thay thế như máy giặt thảm, ghế phun hút hoặc máy làm sạch hơi nóng.
Quy trình vệ sinh sofa vải nỉ
Để tự vệ sinh sofa nỉ tại nhà hiệu quả, bạn cần nắm rõ quy trình và các bước thực hiện nhằm đảm bảo sofa sạch sẽ, loại bỏ hoàn toàn vết bẩn và mầm bệnh có hại cho sức khỏe.
- Bước 1: Sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn bám trên bề mặt và trong các khe của ghế sofa. Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể dùng khăn ẩm để lau sơ bộ toàn bộ bề mặt ghế.
- Bước 2: Pha dung dịch diệt khuẩn với hóa chất tẩy rửa theo hướng dẫn, sau đó phun đều lên bề mặt ghế sofa. Chờ khoảng 1 – 2 phút để hóa chất thấm sâu vào các vết bẩn.
- Bước 3: Sử dụng máy đánh tay hoặc bàn chải mềm để làm sạch ghế, tập trung vào các khu vực có vết bẩn cứng đầu và ẩm mốc. Nếu cần, phun thêm hóa chất lần thứ hai và tiếp tục chà cho đến khi vết bẩn hoàn toàn biến mất.
- Bước 4: Sau khi chà rửa kỹ, dùng máy hút nước công suất cao để hút sạch nước bẩn và các hóa chất còn sót lại trên ghế.
- Bước 5: Cuối cùng, sấy khô ghế sofa bằng máy sấy hoặc quạt thổi để đảm bảo ghế khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.
Những lưu ý khi áp dụng cách vệ sinh sofa nỉ tại nhà
Tránh sử dụng hóa chất tẩy mạnh: Các sản phẩm như thuốc tẩy, cồn, xăng… có thể gây hư hại đến chất liệu và màu sắc của sofa nỉ. Thay vào đó, nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh an toàn, lành tính.
Phơi khô ở nơi thoáng mát: Khi phơi sofa nỉ sau khi giặt, cần tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt cao. Thay vào đó, chọn những vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để tránh làm hư hại chất liệu.
Giặt định kỳ hợp lý: Không nên giặt sofa quá thường xuyên, khoảng 2-3 tháng một lần là đủ. Việc giặt quá thường xuyên có thể làm mòn và làm sổ vải nỉ.
Hút bụi định kỳ: Sử dụng máy hút bụi để làm sạch sâu bên trong các kẽ của sofa, loại bỏ bụi bẩn tích tụ, giúp kéo dài tuổi thọ và giữ cho sofa luôn sạch sẽ.
Lau khô hoàn toàn sau giặt: Sau khi giặt, cần lau khô hoàn toàn bộ sofa để tránh tình trạng ẩm mốc và mùi hôi.
Ngoài những lưu ý đã kể trên, bạn hãy chú ý đến tấm thẻ được kèm theo ghế sofa khi mua. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định ý nghĩa của nó, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm online hoặc tra cứu ngay trên website của nhãn hàng để tìm thông tin. Về cơ bản, trên thẻ sẽ có các ký hiệu sau:
- W: Có thể sử dụng nước để vệ sinh.
- S: Chỉ nên dùng các sản phẩm không chứa nước (như bột baking soda) hoặc dung môi chuyên dụng.
- WS/SW: Có thể dùng cả nước và dung môi khô, nhưng lạm dụng có thể làm hư vải.
- X: Cần nhờ dịch vụ giặt ghế chuyên nghiệp.
Trong trường hợp cần nhờ đến dịch vụ giặt ghế chuyên nghiệp, bạn hãy tìm kiếm và liên hệ với các công ty uy tín, chuyên nghiệp,… Có cung cấp dịch vụ vệ sinh sofa tại nhà như Guvi hoặc liên hệ Hotline 1900 0027 để đảm bảo an toàn cho ghế sofa của bạn.
Trên đây là tất cả những thông tin về cách vệ sinh sofa nỉ đơn giản, dễ làm tại nhà nhất mà Guvi đã tổng hợp. Hy vọng rằng những cách trên sẽ giúp quá trình dọn dẹp nhà cửa của bạn trở nên dễ dàng hơn. Hãy áp dụng và cho Guvi biết kết quả nhé!
[…] + Bật mí cách vệ sinh sofa vải nỉ […]