Có thể nói thì mũ bảo hiểm là vật dụng không thể thiếu đối với những người tham gia giao thông bằng xe máy.
Việc đội hàng giờ khiến cho da đầu tiết ra nhiều mồ hôi và dễ đọng lại trên nón bảo hiểm.
Vì thế chúng ta cần phải chú ý vệ sinh mũ bảo hiểm nhất là trong những mùa mưa như thế này. Và vệ sinh như thế nào thì bạn hãy tham khảo bài viết này nhé.
Mũ bảo hiểm không được vệ sinh đúng cách sẽ gây ra rất nhiều bệnh đối với chúng ta. Thời tiết bây giờ đang bắt đầu với những đợt mưa lớn hay mưa ngâu dai dẳng, khiến mũ của mỗi người ướt rất nhiều mà chẳng kịp khô.
Việc mà cứ đội nón mà không vệ sinh thì bạn rất dễ bị những bệnh về da như: nấm đầu, da đầu hay bị ngứa, dễ bị nhiễm trùng khi bạn gãi da đầu nữa.
Với mũ bảo hiểm thì có hai loại là: mũ tháo rời lớp lót và mũ không tháo rời lớp lót. Guvi sẽ bật mí cách vệ sinh mũ bảo hiểm của từng loại. Đừng chú ý bên trong mà quên vệ sinh bên ngoài của mũ nhen.
1.1. Vệ sinh mũ bảo hiểm có miếng lót tháo rời
Đối với mũ bảo hiểm dễ tháo rời thì chúng ta dễ dàng vệ sinh hơn rất nhiều. Khi bắt đầu thì tháo các bộ phận có thể tháo rời. Chú ý nhẹ tay tránh gây trầy xước cho mũ.
Bước 1: Hòa tan bột giặt vào nước và ngâm miếng lót mũ bảo hiểm từ 15 – 30 phút.
Bước 2: Khi chờ miếng lót ngâm thì bạn đừng quên vệ sinh phần vỏ ngoài của mũ. Dùng nước lau kính xịt lên bề mặt cần vệ sinh, rồi lấy khăn lau sạch lại.
Bước 3: Sau khi đã ngâm xong thì bạn lấy ra và vò miếng lót lại lần nữa rồi xả nước.
Bước 4: Nếu bạn muốn nón có thêm mùi hương thì hãy ngâm 5 – 10 phút với nước xả vải nhé.
Bước 5: Đem đi phơi ở những vị trí ánh nắng không chiếu trực tiếp.
Trong trường hợp, bạn muốn khô nhanh thì hãy dùng máy sấy hoặc bàn ủi để cho miếng lót khô nhanh hơn nhé. Đối với mũ có kính thì bạn xịt nước lau kính rồi lau là xong.
1.2. Vệ sinh mũ bảo hiểm không tháo rời
Còn với mũ bảo hiểm không thể tháo rời lớp lót thì việc vệ sinh hơi cồng kềnh vì phải rửa luôn cả phần nón. Không sao đâu nhé, bạn đừng quá chú ý đến việc đó, vệ sinh mũ bảo hiểm với nón kiểu này không phải là không có cách.
Bước 1: Bạn hòa tan bột giặt với nước rồi ngâm cả nón khoảng chừng 10 phút thôi.
Bước 2: Dùng bàn chải đánh răng chà lại với bột giặt hoặc nước giặt rồi rửa lại với nước. Hãy nhớ cẩn thận tránh làm bung miếng xốp ra.
Bước 3: Còn vỏ ngoài thì bạn dùng bàn chải chà khắp mặt nhé.
Bước 4: Phơi mũ bảo hiểm ở nơi thoáng mát nhiều gió.
Hãy chú ý đợi nón của bạn thật khô rồi mới dùng nhé, nón ẩm cũng không được. Để bảo vệ tốt cho sức khỏe thì bạn hãy đợi nón khô rồi sử dụng chứ đừng tạo điều điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
2. Vệ sinh mũ bảo hiểm cấp tốc
Trong trường hợp này, đối với nhiều người không có thời gian thì Guvi sẽ chia sẻ thêm để mọi người áp dụng. Nhưng mà hãy nhớ rằng cách này chỉ là tạm thời chứ không thể dùng lâu dài được.
Hiện nay có nhiều dung dịch vệ sinh mũ bảo hiểm cấp tốc cho những ai di chuyển nhiều chưa có thời gian chuẩn bị.
Với sản phẩm này rất dễ sử dụng, chỉ cần xịt vào mũ lượng vừa đủ. Dung dịch này cũng có nhiều mùi hương khác nhau như: bạc hà, oải hương, hoa hồng…
Bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nón bảo hiểm cần làm sạch, một chai dung dịch vệ sinh mũ bảo hiểm và 2 tấm vải nhỏ khô. Nếu cần thiết các bạn tiến hành tháo tất cả các phụ kiện trên nón như camera 360, kính, cất gọn đi.
Bước 2: Lắc đều chai dung dịch vệ sinh nón, xịt trực tiếp phủ đều lên hết phần nỉ phía bên trong mũ đợi khoảng 1 phút để cho dung dịch, thấm vào bên trong, giúp khử khuẩn, làm sạch.
Bước 3: Dùng bàn chải mềm (bàn chải đánh răng cũ hoặc bàn chải sạch) đánh đều hết những chỗ cần làm sạch để đánh tan bụi bẩn ẩm mốc bám bên trong nón.
Bước 4: Sử dụng khăn vải sạch lau hết phần bọt bẩn bị bám bụi và chỗ mốc. Dung dịch sẽ làm những chất bẩn mềm ra và hòa tan cùng lớp bọt bám vào vải khô. Có thể tiến xịt và lau lại nhiều lần cho đến khi cảm thấy không còn bọt bẩn nữa.
Bước 5: Nếu cần đội nón ngay, bạn có thể dùng máy sấy tóc sấy khô phía bên trong nón bảo hiểm. Hoặc không cần đội nón gấp, bạn có thể phơi nắng tự nhiên để nón khô dần.
3. Một số lưu ý
Ngoài vệ sinh mũ bảo hiểm ra thì Guvi cũng có một số lưu ý nho nhỏ để mách thêm cho bạn đây.
Tuyệt đối bạn không được đội nón trong lúc ướt hay đầu tóc bạn đang ướt. Việc này rất dễ làm da đầu bạn dễ có nấm và gàu.
Không được để những món đồ dễ bám bụi ở trong mũ như: găng tay, khẩu trang,… Những vật dụng này dễ tích tụ bụi trong mũ và tạo vi khuẩn.
Đối với mũ có kính thì nên chú ý lau kính thường xuyên. Khi lau bạn nên dùng khăn mềm thôi nhé.
Chú ý vệ sinh nón một tuần/ lần vào mùa mưa và mùa khô thì nên một tháng/ lần để đảm bảo vệ sinh cho mũ.
Tránh để nón bị va đập sẽ làm bung lớp xốp trong nón.
Lời kết
Vừa rồi là những cách vệ sinh mũ bảo hiểm mà Guvi muốn chia sẻ cho bạn. Hy vọng với những mẹo này sẽ giúp bạn có chiếc nón sạch sẽ, thoải mái, tự tin hơn sau mỗi lần đi chơi hay đi làm. Chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ và hạnh phúc!
Bật Mí Cách Vệ Sinh Mũ Bảo Hiểm Tại Nhà Sạch Sẽ, Thơm Hơn
Có thể nói thì mũ bảo hiểm là vật dụng không thể thiếu đối với những người tham gia giao thông bằng xe máy.
Việc đội hàng giờ khiến cho da đầu tiết ra nhiều mồ hôi và dễ đọng lại trên nón bảo hiểm.
Vì thế chúng ta cần phải chú ý vệ sinh mũ bảo hiểm nhất là trong những mùa mưa như thế này. Và vệ sinh như thế nào thì bạn hãy tham khảo bài viết này nhé.
Mục lục
1. Cách vệ sinh mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm không được vệ sinh đúng cách sẽ gây ra rất nhiều bệnh đối với chúng ta. Thời tiết bây giờ đang bắt đầu với những đợt mưa lớn hay mưa ngâu dai dẳng, khiến mũ của mỗi người ướt rất nhiều mà chẳng kịp khô.
Việc mà cứ đội nón mà không vệ sinh thì bạn rất dễ bị những bệnh về da như: nấm đầu, da đầu hay bị ngứa, dễ bị nhiễm trùng khi bạn gãi da đầu nữa.
Với mũ bảo hiểm thì có hai loại là: mũ tháo rời lớp lót và mũ không tháo rời lớp lót. Guvi sẽ bật mí cách vệ sinh mũ bảo hiểm của từng loại. Đừng chú ý bên trong mà quên vệ sinh bên ngoài của mũ nhen.
1.1. Vệ sinh mũ bảo hiểm có miếng lót tháo rời
Đối với mũ bảo hiểm dễ tháo rời thì chúng ta dễ dàng vệ sinh hơn rất nhiều. Khi bắt đầu thì tháo các bộ phận có thể tháo rời. Chú ý nhẹ tay tránh gây trầy xước cho mũ.
Bước 1: Hòa tan bột giặt vào nước và ngâm miếng lót mũ bảo hiểm từ 15 – 30 phút.
Bước 2: Khi chờ miếng lót ngâm thì bạn đừng quên vệ sinh phần vỏ ngoài của mũ. Dùng nước lau kính xịt lên bề mặt cần vệ sinh, rồi lấy khăn lau sạch lại.
Bước 3: Sau khi đã ngâm xong thì bạn lấy ra và vò miếng lót lại lần nữa rồi xả nước.
Bước 4: Nếu bạn muốn nón có thêm mùi hương thì hãy ngâm 5 – 10 phút với nước xả vải nhé.
Bước 5: Đem đi phơi ở những vị trí ánh nắng không chiếu trực tiếp.
Trong trường hợp, bạn muốn khô nhanh thì hãy dùng máy sấy hoặc bàn ủi để cho miếng lót khô nhanh hơn nhé. Đối với mũ có kính thì bạn xịt nước lau kính rồi lau là xong.
1.2. Vệ sinh mũ bảo hiểm không tháo rời
Còn với mũ bảo hiểm không thể tháo rời lớp lót thì việc vệ sinh hơi cồng kềnh vì phải rửa luôn cả phần nón. Không sao đâu nhé, bạn đừng quá chú ý đến việc đó, vệ sinh mũ bảo hiểm với nón kiểu này không phải là không có cách.
Bước 1: Bạn hòa tan bột giặt với nước rồi ngâm cả nón khoảng chừng 10 phút thôi.
Bước 2: Dùng bàn chải đánh răng chà lại với bột giặt hoặc nước giặt rồi rửa lại với nước. Hãy nhớ cẩn thận tránh làm bung miếng xốp ra.
Bước 3: Còn vỏ ngoài thì bạn dùng bàn chải chà khắp mặt nhé.
Bước 4: Phơi mũ bảo hiểm ở nơi thoáng mát nhiều gió.
Hãy chú ý đợi nón của bạn thật khô rồi mới dùng nhé, nón ẩm cũng không được. Để bảo vệ tốt cho sức khỏe thì bạn hãy đợi nón khô rồi sử dụng chứ đừng tạo điều điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
2. Vệ sinh mũ bảo hiểm cấp tốc
Trong trường hợp này, đối với nhiều người không có thời gian thì Guvi sẽ chia sẻ thêm để mọi người áp dụng. Nhưng mà hãy nhớ rằng cách này chỉ là tạm thời chứ không thể dùng lâu dài được.
Bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nón bảo hiểm cần làm sạch, một chai dung dịch vệ sinh mũ bảo hiểm và 2 tấm vải nhỏ khô. Nếu cần thiết các bạn tiến hành tháo tất cả các phụ kiện trên nón như camera 360, kính, cất gọn đi.
Bước 2: Lắc đều chai dung dịch vệ sinh nón, xịt trực tiếp phủ đều lên hết phần nỉ phía bên trong mũ đợi khoảng 1 phút để cho dung dịch, thấm vào bên trong, giúp khử khuẩn, làm sạch.
Bước 3: Dùng bàn chải mềm (bàn chải đánh răng cũ hoặc bàn chải sạch) đánh đều hết những chỗ cần làm sạch để đánh tan bụi bẩn ẩm mốc bám bên trong nón.
Bước 4: Sử dụng khăn vải sạch lau hết phần bọt bẩn bị bám bụi và chỗ mốc. Dung dịch sẽ làm những chất bẩn mềm ra và hòa tan cùng lớp bọt bám vào vải khô. Có thể tiến xịt và lau lại nhiều lần cho đến khi cảm thấy không còn bọt bẩn nữa.
Bước 5: Nếu cần đội nón ngay, bạn có thể dùng máy sấy tóc sấy khô phía bên trong nón bảo hiểm. Hoặc không cần đội nón gấp, bạn có thể phơi nắng tự nhiên để nón khô dần.
3. Một số lưu ý
Ngoài vệ sinh mũ bảo hiểm ra thì Guvi cũng có một số lưu ý nho nhỏ để mách thêm cho bạn đây.
Lời kết
Vừa rồi là những cách vệ sinh mũ bảo hiểm mà Guvi muốn chia sẻ cho bạn. Hy vọng với những mẹo này sẽ giúp bạn có chiếc nón sạch sẽ, thoải mái, tự tin hơn sau mỗi lần đi chơi hay đi làm. Chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ và hạnh phúc!
>>> Xem thêm các bài viết:
Chủ Đề