Không gian nhà bếp của bạn thật sang trọng, khi sở hữu chiếc bàn đá đẳng cấp. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách vệ sinh bàn đá bếp đúng quy tắc, sẽ làm cho mặt bàn dễ ố bẩn, khó tẩy rửa,… Với bài viết củaGuvi sau đây, sẽ hướng dẫn cáccách vệ sinh bàn đá bếp dù từ chất liệu tự nhiên hay nhân tạo.
Mặt bàn đá nhà bếp bị bám bẩn sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Những khi bạn tìm hiểu kỹ vấn đề phát sinh vết bẩn từ đâu, sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra phương pháp xử lý nhanh chóng, hiệu quả.
Những vết bẩn dầu mỡ, thức ăn tích tụ lâu ngày
Khu vực nhà bếp thường xuyên nấu ăn sẽ xuất hiện nhiều thức ăn, dầu mỡ, nguyên liệu phụ gia,… Nếu chỉ làm sạch bằng khăn ẩm lau sơ qua thì chỉ loại bỏ được một phần.
Thêm vào đó, nhiều vị trí góc khuất thường không được chú ý đến, dẫn tới những vết dầu ăn, nước canh, cà phê, trà… có thể ngấm xuống bề mặt bàn. Từ đó làm cho màu bị cũ, vàng ố đi.
Dùng dung dịch làm sạch không phù hợp
Có nhiều sản phẩm tẩy rửa trên thị trường, tuy nhiên nếu lựa chọn dung dịch có tính acid mạnh sẽ dễ gây bào mòn bề mặt. Hơn thế nữa, còn có khả năng làm cho mặt đá của bàn bị nhám dần, mất đi vẻ đẹp ban đầu.
Bàn đá bị oxy hóa với dụng cụ, vật liệu đồ bếp
Những dụng cụ bếp như chảo, nồi, đĩa, dao… được làm từ sắt, inox, nhôm trong quá trình sử dụng lâu dài rất dễ bị oxy hoá. Khi đặt các vật dụng trên bề bàn bếp lâu ngày, kết hợp với nước nên dễ bị gỉ sét. Chính điều này, dễ làm cho mặt đá có vết ố vàng, bám bẩn cứng đầu.
Không vệ sinh, bảo dưỡng mặt bàn đá định kỳ
Việc sử dụng bàn đá bếp trong thời gian dài mà không làm sạch, bảo dưỡng, đánh bóng cũng sẽ khiến mặt bàn bị bám bẩn, hoen vàng.
Mặt bàn đá của bếp được làm từ nhiều chất liệu khác nhau (như Marble, Granite tự nhiên, hoa cương…). Thông thường, mỗi chất liệu sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên cách xử lý vết bẩn sẽ tương tự nhau.
Đặc biệt là các chất liệu tự nhiên như Marble sẽ dễ bị nhiễm màu, mềm xốp, đặc biệt không chịu được axit, nên không rửa được xà bông, thuốc tẩy, các loại chanh hay giấm mà chúng ta thường hay sử dụng trong bếp. Ưu tiên dùng chất tẩy có độ pH trung tính, an toàn cho các loại đá tự nhiên.
Dụng cụ và dung dịch cần chuẩn bị
Nước rửa chén đa năng Neutral Detergent N-1 (có độ pH=7): Nên sử dụng nước rửa chén tính dịu, không có tính axit mạnh (như chanh, cam). Đây là chất tẩy rửa đa năng đậm đặc, có độ pH trung tính, hỗn hợp này khi pha loãng có thể rửa rau củ nên nó không chỉ an toàn cho mặt đá, mà còn an toàn cho da tay
Rubbing Alcohol (pH=7): Là một loại dung môi hoá học. Với độ pH trung tính và ngoài việc làm sạch, Rubbing Alcohol còn có khả năng diệt khuẩn.
Baking soda – bột nở (pH=9): Khi trộn với Baking soda vào nước, nó sẽ tạo ra hỗn hợp tẩy rửa thần kỳ với tính kiềm nhẹ. Mặc dù được coi là chất tẩy rửa an toàn, baking soda có thể làm cho bề mặt bóng của marble bị xỉn màu bớt.
Oxidant (pH=6): Dung dịch chuyên dụng khá là mạnh, hết sức cẩn thận, nhưng hiệu quả tẩy rửa đáng kinh ngạc. Sản phẩm này dành cho các vết bẩn cứng đầu và lì lợm.
Cách vệ sinh mặt bàn đá có vết bẩn bình thường
Công thức pha chế dung dịch:
200ml Rubbing alcohol + 200ml nước + 3ml nước rửa chén đa năng
Bước 1: Trộn đều hỗn hợp trên theo công thức, rồi đổ vào bình xịt
Bước 2: Xịt lên bề mặt đá bị bám bẩn, dùng khăn vải lau hình vòng tròn
Bước 3: Sau đó chùi khô lại bằng khăn giấy
Xử lý vết bẩn cứng đầu
Sử dụng baking soda + nước rửa chén đa năng
Đối với vết bám bẩn “lì lợm” thì công thức tẩy vết ố trên mặt đá bếp sẽ mạnh hơn một chút:
Bước 1: Đổ một ít bột baking soda trực tiếp lên bề mặt vết bẩn
Bước 2: Thêm vài giọt nước rửa chén đa năng
Bước 3: Cho một ít nước vào tạo thành hỗn hợp nhão, rồi dùng khăn lau sạch
Dùng dung dịch Vicostone Cleanser
Bước 1: Lắc nhẹ trước khi sử dụng
Bước 2: Nhỏ một lượng dung dịch vừa đủ trực tiếp vào vết bẩn
Bước 3: Đợi 3-4 phút và lau lại bằng vải mềm khô hoặc khăn giấy. Nếu bề mặt bàn đá bếp vẫn chưa sạch, lặp lại thời gian giữa 2 lần tẩy rửa cách nhau ít nhất 20 phút.
Bước 4: Sau khi vết bẩn được loại bỏ, lau lại mặt đá với nước sạch. Đảm bảo không còn lưu lại dung dịch tẩy rửa.
Lưu ý: Không sử dụng Vicostone Cleanser để lau chùi hàng ngày, chỉ nền được sử dụng cho các vết bẩn cứng đầu.
Cách vệ sinh mặt bàn đá bếp ố vàng, nhiễm màu lâu ngày
Đối với các vết ố bẩn lâu ngày, thấm sâu vào mặt bếp bạn cần dùng sản phẩm chuyên dụng (Ví dụ: Oxidant…)
Bước 1: Nhỏ vài giọt trực tiếp lên vết ố, bôi đều dung lịch này
Bước 2: Phủ màng bọc thực phẩm lên chỗ bề mặt bàn đá vừa bôi dung dịch chuyên dụng
Bước 3: Sau 24h hãy tháo màng bọc thực phẩm ra và dùng khăn mềm lau khô
Những sai lầm thường gặp khi vệ sinh bàn đá bếp
Cho dù mặt đá có độ bền tốt, chống được trầy xước. Thế nhưng, khi thực hiện các cách vệ sinh mặt đá, cách đánh bóng đá tự nhiên, nhân tạo, bạn nên cẩn trọng hơn. Làm sạch mặt bàn không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ, tính thẩm mỹ của khu bếp.
Dùng sức lực mạnh khi tẩy rửa
Những vết ố khi đã ngấm vào bên trong bàn đá, nếu bạn dùng sức quá mạnh để tẩy rửa chỉ tốn thêm sức, và không hữu hiệu lắm, còn dễ trầy xước, không sáng bóng, nguy hiểm hơn là bị đau tay.
Không chịu làm sạch vết bẩn ngay sau khi nấu ăn
Nấu ăn xong mà bạn không vệ sinh ngay, và để vết bẩn bám lâu ngày sẽ khiến nó trở nên khó tẩy rửa, vi khuẩn sinh sôi mạnh. Đặc biệt là các vết bẩn như mực, dầu ăn động vật, cà phê, nước ngọt,…
Dùng bùi nhùi sắt để chà sạch bề mặt bàn đá
Nhiều người đang mắc sai lầm khi sử dụng bùi nhùi cọ đáy nồi để chà mặt bàn đá. Điều này không làm sạch bàn đá hoàn toàn, mà còn bào mòn, gây nhám. Đặc biệt, là trầy xước, mất tính thẩm mỹ.
Cách bảo quản mặt đá không bị ố vàng
Sử dụng, bảo quản bàn bếp bằng đá đúng cách giúp bạn tiết kiệm sức lực, thời gian vệ sinh:
Sử dụng các tấm lót cách nhiệt cho đáy nồi, chảo
Sau khi nấu ăn, bạn thường có thói quen đặt nồi, chảo nóng lên trên bề mặt đá. Điều này dễ dẫn đến hư nồi (nếu là nồi đất, gốm…) và chất liệu đá của bàn cũng sẽ bị ảnh hưởng, không còn đẹp như ban đầu.
Vậy hãy dùng các tấm lót cách nhiệt, miếng lót bếp cho chảo, nồi. Để bảo vệ khu bếp và dụng cụ nấu ăn.
Tránh giã cối, cắt gọt đồ ăn trên bề mặt đá
Cho dù là đá nhân tạo hay tự nhiên, bạn cũng không nên chặt thịt, gọt đồ ăn, giã cối ớt tỏi trực tiếp xuống bàn đá. Sẽ gây sứt mẻ, trầy xước, tốt nhất nên làm trên thớt
Thường xuyên làm sạch bề mặt đá
Sử dụng miếng bọt biển hoặc khăn vải mềm để lau chùi mặt đá bếp. Một số chất tẩy rửa, xà phòng dạng nhẹ (không có khả năng bào mòn) và nước sạch có thể sử dụng để vệ sinh, làm sạch bề mặt đá bếp hằng ngày.
Đối với bã kẹo cao su
Dùng dao cậy nhẹ nhàng cào đi lớp kẹo cao su rồi sau đó làm sạch lại như mục 2.
Lưu ý các chất tẩy rửa có hóa chất tẩy rửa mạnh
Không nên dùng dung dịch nhà vệ sinh mạnh, thuốc tẩy, acetone, khăn khô cứng,… để làm sạch các vết bẩn.
Hi vọng với các cách vệ sinh mặt bàn đá bếp ứng dụng hiệu quả cho các loại đá. Sẽ đem lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, giúp bạn làm sạch, tẩy vết ố, đánh bóng bàn bếp đá thành công. Đồng thời, nếu bạn không có nhiều thời gian để chăm lo cho không gian sống của gia đình, hãy đặtdịch vụ tổng vệ sinh tại Guvi nhé!
3 Cách Vệ Sinh Bàn Đá Bếp Sạch Bóng Không Trầy Xước
Không gian nhà bếp của bạn thật sang trọng, khi sở hữu chiếc bàn đá đẳng cấp. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách vệ sinh bàn đá bếp đúng quy tắc, sẽ làm cho mặt bàn dễ ố bẩn, khó tẩy rửa,… Với bài viết của Guvi sau đây, sẽ hướng dẫn các cách vệ sinh bàn đá bếp dù từ chất liệu tự nhiên hay nhân tạo.
Mục lục
Nguyên nhân mặt bếp đá bị bẩn, ố vàng
Mặt bàn đá nhà bếp bị bám bẩn sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Những khi bạn tìm hiểu kỹ vấn đề phát sinh vết bẩn từ đâu, sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra phương pháp xử lý nhanh chóng, hiệu quả.
Những vết bẩn dầu mỡ, thức ăn tích tụ lâu ngày
Khu vực nhà bếp thường xuyên nấu ăn sẽ xuất hiện nhiều thức ăn, dầu mỡ, nguyên liệu phụ gia,… Nếu chỉ làm sạch bằng khăn ẩm lau sơ qua thì chỉ loại bỏ được một phần.
Thêm vào đó, nhiều vị trí góc khuất thường không được chú ý đến, dẫn tới những vết dầu ăn, nước canh, cà phê, trà… có thể ngấm xuống bề mặt bàn. Từ đó làm cho màu bị cũ, vàng ố đi.
Dùng dung dịch làm sạch không phù hợp
Có nhiều sản phẩm tẩy rửa trên thị trường, tuy nhiên nếu lựa chọn dung dịch có tính acid mạnh sẽ dễ gây bào mòn bề mặt. Hơn thế nữa, còn có khả năng làm cho mặt đá của bàn bị nhám dần, mất đi vẻ đẹp ban đầu.
Bàn đá bị oxy hóa với dụng cụ, vật liệu đồ bếp
Những dụng cụ bếp như chảo, nồi, đĩa, dao… được làm từ sắt, inox, nhôm trong quá trình sử dụng lâu dài rất dễ bị oxy hoá. Khi đặt các vật dụng trên bề bàn bếp lâu ngày, kết hợp với nước nên dễ bị gỉ sét. Chính điều này, dễ làm cho mặt đá có vết ố vàng, bám bẩn cứng đầu.
Không vệ sinh, bảo dưỡng mặt bàn đá định kỳ
Việc sử dụng bàn đá bếp trong thời gian dài mà không làm sạch, bảo dưỡng, đánh bóng cũng sẽ khiến mặt bàn bị bám bẩn, hoen vàng.
Tham khảo: Cách làm sạch bếp từ
Cách vệ sinh bàn đá bếp
Mặt bàn đá của bếp được làm từ nhiều chất liệu khác nhau (như Marble, Granite tự nhiên, hoa cương…). Thông thường, mỗi chất liệu sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên cách xử lý vết bẩn sẽ tương tự nhau.
Đặc biệt là các chất liệu tự nhiên như Marble sẽ dễ bị nhiễm màu, mềm xốp, đặc biệt không chịu được axit, nên không rửa được xà bông, thuốc tẩy, các loại chanh hay giấm mà chúng ta thường hay sử dụng trong bếp. Ưu tiên dùng chất tẩy có độ pH trung tính, an toàn cho các loại đá tự nhiên.
Dụng cụ và dung dịch cần chuẩn bị
Cách vệ sinh mặt bàn đá có vết bẩn bình thường
Công thức pha chế dung dịch:
200ml Rubbing alcohol + 200ml nước + 3ml nước rửa chén đa năng
Xử lý vết bẩn cứng đầu
Sử dụng baking soda + nước rửa chén đa năng
Đối với vết bám bẩn “lì lợm” thì công thức tẩy vết ố trên mặt đá bếp sẽ mạnh hơn một chút:
Dùng dung dịch Vicostone Cleanser
Lưu ý: Không sử dụng Vicostone Cleanser để lau chùi hàng ngày, chỉ nền được sử dụng cho các vết bẩn cứng đầu.
Cách vệ sinh mặt bàn đá bếp ố vàng, nhiễm màu lâu ngày
Đối với các vết ố bẩn lâu ngày, thấm sâu vào mặt bếp bạn cần dùng sản phẩm chuyên dụng (Ví dụ: Oxidant…)
Những sai lầm thường gặp khi vệ sinh bàn đá bếp
Cho dù mặt đá có độ bền tốt, chống được trầy xước. Thế nhưng, khi thực hiện các cách vệ sinh mặt đá, cách đánh bóng đá tự nhiên, nhân tạo, bạn nên cẩn trọng hơn. Làm sạch mặt bàn không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ, tính thẩm mỹ của khu bếp.
Dùng sức lực mạnh khi tẩy rửa
Những vết ố khi đã ngấm vào bên trong bàn đá, nếu bạn dùng sức quá mạnh để tẩy rửa chỉ tốn thêm sức, và không hữu hiệu lắm, còn dễ trầy xước, không sáng bóng, nguy hiểm hơn là bị đau tay.
Không chịu làm sạch vết bẩn ngay sau khi nấu ăn
Nấu ăn xong mà bạn không vệ sinh ngay, và để vết bẩn bám lâu ngày sẽ khiến nó trở nên khó tẩy rửa, vi khuẩn sinh sôi mạnh. Đặc biệt là các vết bẩn như mực, dầu ăn động vật, cà phê, nước ngọt,…
Dùng bùi nhùi sắt để chà sạch bề mặt bàn đá
Nhiều người đang mắc sai lầm khi sử dụng bùi nhùi cọ đáy nồi để chà mặt bàn đá. Điều này không làm sạch bàn đá hoàn toàn, mà còn bào mòn, gây nhám. Đặc biệt, là trầy xước, mất tính thẩm mỹ.
Cách bảo quản mặt đá không bị ố vàng
Sử dụng, bảo quản bàn bếp bằng đá đúng cách giúp bạn tiết kiệm sức lực, thời gian vệ sinh:
Sử dụng các tấm lót cách nhiệt cho đáy nồi, chảo
Sau khi nấu ăn, bạn thường có thói quen đặt nồi, chảo nóng lên trên bề mặt đá. Điều này dễ dẫn đến hư nồi (nếu là nồi đất, gốm…) và chất liệu đá của bàn cũng sẽ bị ảnh hưởng, không còn đẹp như ban đầu.
Vậy hãy dùng các tấm lót cách nhiệt, miếng lót bếp cho chảo, nồi. Để bảo vệ khu bếp và dụng cụ nấu ăn.
Tránh giã cối, cắt gọt đồ ăn trên bề mặt đá
Cho dù là đá nhân tạo hay tự nhiên, bạn cũng không nên chặt thịt, gọt đồ ăn, giã cối ớt tỏi trực tiếp xuống bàn đá. Sẽ gây sứt mẻ, trầy xước, tốt nhất nên làm trên thớt
Thường xuyên làm sạch bề mặt đá
Sử dụng miếng bọt biển hoặc khăn vải mềm để lau chùi mặt đá bếp. Một số chất tẩy rửa, xà phòng dạng nhẹ (không có khả năng bào mòn) và nước sạch có thể sử dụng để vệ sinh, làm sạch bề mặt đá bếp hằng ngày.
Đối với bã kẹo cao su
Dùng dao cậy nhẹ nhàng cào đi lớp kẹo cao su rồi sau đó làm sạch lại như mục 2.
Lưu ý các chất tẩy rửa có hóa chất tẩy rửa mạnh
Không nên dùng dung dịch nhà vệ sinh mạnh, thuốc tẩy, acetone, khăn khô cứng,… để làm sạch các vết bẩn.
Hi vọng với các cách vệ sinh mặt bàn đá bếp ứng dụng hiệu quả cho các loại đá. Sẽ đem lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, giúp bạn làm sạch, tẩy vết ố, đánh bóng bàn bếp đá thành công. Đồng thời, nếu bạn không có nhiều thời gian để chăm lo cho không gian sống của gia đình, hãy đặt dịch vụ tổng vệ sinh tại Guvi nhé!
Xem thêm:
Chủ Đề