Cách Tẩy Đũa Gỗ Bị Mốc Và 7 Mẹo Bảo Quản Đũa Sạch Như Mới

Cách Tẩy Đũa Gỗ Bị Mốc Và 7 Mẹo Bảo Quản Đũa Sạch Như Mới

7 Tháng mười, 2022 Guvi Happy 0 Comments

Đũa gỗ lại dễ bị ẩm mốc, do thời tiết có không khí độ ẩm cao hoặc đũa đã sử dụng lâu ngày. Làm cho đũa bị bám đen xấu xí, tiềm ẩn những căn bệnh về đường tiêu hoá, gây ảnh hưởng sức khoẻ. Vậy cách tẩy đũa gỗ bị mốc như thế nào? Và cách bảo quản đũa tre, gỗ khỏi mốc lần nữa ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau của GUVI nhé.

1. Xử lý đũa gỗ, tre khi mới mua về

Nhằm hạn chế đũa gỗ bị mốc về sau, bạn cần xử lý đũa trước khi dùng. Tuy nhiên sẽ có hai trường hợp diễn ra, một là loại đũa gỗ bình thường, hai là đũa gỗ cao cấp có thương hiệu rõ ràng. Dẫn đến có cách xử lý khác nhau, phù hợp cho từng loại:

Trường hợp 1: Xử lý đũa gỗ, tre giá rẻ, không rõ nguồn gốc

Lúc mới mua đũa gỗ về, bạn khoang sử dụng vội vàng vì đũa sẽ còn mùi hôi và khá dơ. Đôi khi bạn không biết rõ nguồn gốc xuất xứ của nơi bán đũa, nên cẩn thận sẽ tốt hơn.

Bước 1: Cho đũa vào trong nồi và chế nước sôi. Lúc này, màu nước sẽ ngả vàng. Bạn hãy bật lửa và luộc đũa.

Sau khi luộc đũa 20 phút mà bạn phát hiện hai đầu đũa có màu vàng khè, có lớp bợn trắng và mùi hôi khủng khiếp hãy tiếp tục với bước 2.

Xử lý đũa gỗ tre khi mới mua

Bước 2: Sau đó cho nước sạch mới vào cùng với nước rửa chén sinh học và luộc đũa trong vòng 15 phút nữa. Lý do đũa bị đổ màu như vậy là do trên thị trường người ta muốn đũa đẹp nên tẩm chất tẩy trắng, trộn màu làm cho bắt mắt

Bước 3: Nếu bạn thấy lớp keo dính vào thành nồi nhiều, hãy tiếp xử lý. Cho tiếp giấm và muối vào trong đũa để luộc, chờ trong 15 phút.

Bước 4: Sau khi luộc hơn 15 phút nhưng đầu đũa vẫn bám đầy keo, màu nước đậm hơn và hôi hơn lúc nãy. Bạn hãy cho tiếp dầu ăn vào bó đũa để luộc, dầu ăn có công dụng tẩy rửa các vết dơ bẩn do dầu nhớt.

Bước 5: Nhờ luộc với dầu ăn mà lớp keo cũng đã tróc đi 70%, lúc này bạn cứ tiếp tục áp dụng dầu ăn để luộc. Luộc khoảng 20 phút và đem ra ngoài nắng phơi để tiết kiệm gas hơn.

Xử lý mùi hôi chất tẩy màu của đũa

Bước 6: Lúc này bạn cho nước rửa chén, bọt biển, chà rửa từng chiếc đũa cho thật bóng mượt cần thiết khi sử dụng.

Trường hợp 2: Xử lý đũa rõ nguồn gốc, chất lượng, không tẩm hóa chất

Đối với các sản phẩm đũa gỗ bạn biết rõ nguồn gốc, thì việc xử lý sẽ nhanh hơn

  • Bạn chỉ cần pha giấm và nước với tỉ lệ 1: 1 sau đó vào một ít chanh và đem đi luộc.
  • Bạn có thể luộc trong 30’ hoặc 1 tiếng đồng hồ càng tốt
  • Sau đó mình rửa sạch và đem phơi khô là sử dụng được rồi

Bạn nên phơi đũa trên mặt phẳng, khô ráo, có ánh nắng mặt trời trực tiếp. Lúc này, đũa đã bay mùi hôi chỉ còn lại mùi gỗ tự nhiên, việc làm này giúp chống đũa gỗ bị mốc.

Đũa gỗ tự nhiên nó sẽ không có đều màu, mà sẽ có chiếc đậm chiếc nhạt. Vì vậy, nên mua và lựa chọn đơn vị uy tín nha bạn.

Xem thêm:

2. Các cách tẩy đũa bị mốc đen

Do được sản xuất từ gỗ tự nhiên, nên khi vào những ngày thời tiết có độ ẩm cao, trời nồm, khiến cho các bó đũa gỗ sẽ dễ bị mốc đen. Với môi trường ẩm thấp rất dễ vi khuẩn trong không khí phát triển mạnh. Đặc biệt, trong quá trình dùng bạn cũng vô tình làm đũa tre, gỗ bị mốc, điển hình như:

  • Ngâm đũa tre, gỗ trong nước suốt thời gian dài
  • Không chà rửa đũa bẩn thường xuyên
  • Tự ý pha chế các dung dịch tẩy rửa không đảm bảo độ sạch để rửa đũa
  • Không phơi đũa ngoài nắng sau mỗi lần rửa chén
  • Môi trường cất giữ đũa ẩm thấp, bí hẹp, không thoáng khí và gió

Sau đây hãy đến với các cách tẩy đũa bị mốc đen

2.1. Cách xử lý đũa gỗ bị mốc bằng kem đánh răng, giấm, muối

Trong kem đánh răng có chất vôi giúp làm trắng rất tốt, cộng với độ tẩy rửa an toàn đến từ giấm và muối sẽ làm đũa sạch vết mốc đen.

dùng kem đánh răng giấm muối

Bước 1: Chuẩn bị một nồi nước lớn, cho bó đũa bị mốc vào

Bước 2: Cho một ít kem đánh răng, một chút muối ăn, một chút giấm trắng và đậy nắp lại

Bước 3: Đun sôi trong vòng 15 phút, sau đó vớt ra và rửa lại nước máy. Lúc này đũa sẽ sạch như mới

2.2. Cách tẩy đũa bị mốc bằng baking soda, muối

Nếu bạn không thích dùng kem đánh răng, giấm thì có thể tận dụng baking soda và muối để làm sạch đũa.

dùng baking soda muối

Bước 1: Chuẩn một nồi nước đun sôi, sau đó thả đũa vào nồi

Bước 2: Cho Baking soda vào(nhiều hơn một chút), thêm muối ăn (2 muỗng) và đun hơn 5 phút.

Các vết ẩm mốc trên đũa không thể làm sao tẩy rửa thông thường như rửa và tráng nước sôi được. Mà phải đun ở nhiệt độ cao kết hợp với muối ăn và baking soda mới tẩy sạch sẽ.

Bước 3: Khi đủ thời gian đun, ta vớt đũa ra cho vào thau nước (nước nguội) đã pha sẵn baking soda và muối ăn, rồi chúng ta rửa lại lần nữa cho thật sạch sẽ.

Xem thêm: Cách Khử Mùi Hôi Hộp Nhựa Thực Phẩm

3. Cách bảo quản đũa gỗ không bị mốc

3.1. Tập thói quen dùng khăn khô lau sạch đũa

Nhiều bạn có thói quen dùng đũa ăn luôn mà quên không lau sạch trước khi dùng. Điều này, dễ khiến đũa bị mốc và gây ảnh hưởng sức khoẻ.

Nếu bạn dùng khăn ẩm để lau thì sẽ làm đũa bị ẩm, dễ dàng khiến vi khuẩn lây sang các chiếc đũa khác. Do đó, bạn cần dùng khăn thật khô và sạch để lau chúng trước khi dùng bữa.

3.2. Rửa đũa ngay sau khi dùng xong

Rửa đũa gỗ ngay sau khi dùng xong

Đây cũng là cách bảo quản đũa gỗ không bị mốc an toàn, dễ làm. Cứ sau mỗi lần dùng đũa gỗ xong, bạn cần rửa đũa mau chóng. Không nên ngâm trong nước lâu hoặc để bên ngoài trời trong thời gian dài. Môi trường ẩm sẽ tạo điều kiện vi khuẩn có hại phát sinh và bám lên thân đũa, làm đũa gỗ bị mốc.

Và bạn cũng không nên ngâm đũa với các dụng cụ bị bám dầu mỡ quá nhiều, vì chất cặn từ mỡ động vật, vi khuẩn sẽ có khả năng xâm nhập vào thân gỗ.

3.3. Chọn nước rửa chén, đũa diệt khuẩn hiệu quả

Lựa chọn nước rửa chén, đũa, nồi, chảo rất quan trọng khi vừa tẩy vết bẩn do dầu mỡ gây ra, vùa phòng chống ẩm mốc cho đũa gỗ.

Ngày nay có 2 loại nước rửa, đó là sản phẩm làm từ hóa chất công nghiệp và nước rửa tự nhiên, cả hai loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Guvi chỉ khuyến khích bạn dùng nước rửa chén nào mà bản thân cảm thấy phù hợp nhất. Có thể tuỳ biến, nếu vết bẩn khó tẩy rửa thì dùng nước rửa chén, đũa diệt khuẩn mạnh để dùng và trường hợp vết bẩn nhẹ thì dùng nước rửa tự nhiên.

3.4. Không ngâm đũa gỗ quá lâu trong nước

Chất liệu gỗ, tre khi tiếp xúc trực tiếp với nước quá lâu không chỉ khiến chúng dễ bị nấm mốc, mà còn khiến đũa gỗ, tre dễ bị gãy do bị mục. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của sản phẩm.

Do đó, chúng ta không nên cho đũa vào trong nước ngâm một thời quá dài để bảo đảm các vấn đề về sức khỏe không bị ảnh hưởng xấu và nâng cao tuổi thọ cho đũa nữa.

3.5. Không chà, cọ xát mạnh vào thân đũa gỗ

Nhiều bạn cứ nghĩ chà đũa mạnh tay, cọ thật xát bằng bùi nhùi sẽ làm đũa sạch hơn. Thế nhưng, biện pháp này không tạo ra hiệu quả mà còn gây tác hại về sau.

Khi bạn chà xát đũa với lực mạnh, sẽ làm thân đũa bị nứt, tróc tạo ra các khe rãnh nhỏ, đây sẽ là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn và nấm.

Trường hợp bị tích tụ lâu ngày, sẽ gây hại đến sức khỏe người hay dùng các loại đũa này. VẬY NÊN, bạn không cần phải chùi mạnh tay chỉ dùng lực vừa phải.

Tham khảo thêm:

3.6. Phơi đũa gỗ ngoài nắng thường xuyên

Phơi đũa gỗ ngoài nắng

Đũa được làm sạch qua các bước, bạn hãy đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời (11h-15h). Cách làm này giúp đũa mau khô, khử được mùi, ngăn ngừa đũa gỗ bị mốc.

  • Bạn có thể phơi trên mặt phẳng và rãi đều từng chiếc ra
  • Hoặc đặc chúng vào rổ rá, để dễ thoát nước, không đọng lại bên dưới
  • Tuyệt đối không được phơi nơi ẩm ướt, dễ phát sinh vi khuẩn
  • Nếu trời không có nắng hãy hong khô bằng hơi lửa của bếp
  • Tầm 2 tuần/lần, bạn nên phơi đũa gỗ ngoài trời nắng. Đây cũng là cách bảo quản đũa tre khỏi mốc trong thời gian không được sử dụng nhiều.

3.7. Vệ sinh thường xuyên đồ đựng đũa

vệ sinh khay đựng đựa gỗ

Ngoài việc làm sạch đũa gỗ, bạn cần vệ sinh khay, đồ đựng đũa. Chỗ đựng đũa nếu không được làm sạch chu đáo, cẩn thận cũng dễ tạo điều kiện vi khuẩn, nấm gây hại phát triển dễ làm đũa gỗ bị mốc.

  • Bạn hãy chọn khay chứa đũa gỗ thoáng khí, có lỗ thoát nước ra ngoài sẽ đảm bảo an toàn hơn.
  • Bạn có thể làm sạch định kỳ chỗ đựng đũa tầm 2 tuần/lần vừa phòng chống nấm mốc cho các vật dụng, vừa làm sạch không gian và bảo vệ sức khoẻ.

4. Lưu ý trong quá trình sử dụng đũa gỗ, đũa tre

Thay đũa gỗ định kỳ

Đa phần các hộ gia đình cứ nghĩ rằng đũa dùng nhiều năm, chỉ cần tẩy rửa tốt là sử dụng vẫn bình thường. Không lo lắng gì cả!

Thế nhưng, đây là quan niệm sai lầm vì sau một khoảng thời gian lâu dài sử dụng mức độ an toàn tuyệt đối của đũa đã giảm. Đũa bẩn có thể nguyên nhân gây ảnh hưởng gián tiếp đến hệ tiêu hoá của bạn, mà bạn không hề hay biết.

  • Nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, các đơn vị sản xuất đã khuyến cáo mọi người nên thay đũa mới sau khoảng 4-6 tháng.
  • Thay đũa ngay khi thấy đũa gỗ bị các vết mốc trắng, mặc dù đã tẩy rửa đúng cách.

Lựa chọn đối tác cung cấp UY TÍN

Như đã được nhắc lại nhiều lần, lựa chọn nơi bán đũa gỗ uy tín, chất lượng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian xử lý khi mới mua sản phẩm về. Đồng thời, đũa có mùi thơm và độ bền hơn, giúp bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Không lo đũa bị mốc dễ dàng!

Lời kết

Trên đây là những thông tin về cách xử lý đũa tre, gỗ khi mới mua, cách tẩy đũa gỗ bị mốc trong quá trình sử dụng và mẹo bảo quản đúng chuẩn. Với những kiến thức mà Guvi vừa chia sẻ, hi vọng bạn sẽ áp dụng làm sạch đũa thành công, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn. NẾU NHƯ, bạn không có thời gian vệ sinh bếp hay xử lý việc nhà… hãy để book dịch vụ giúp việc theo giờ tại Guvi giúp bạn nhen!

leave a comment