banner lau dọn bàn thờ

[TIP HAY] Cách Lau Dọn Bàn Thờ Đón Chào Năm Mới 2023 Và Những Lưu Ý

28 Tháng mười, 2022 admin admin 0 Comments

Chuẩn bị bước sang năm mới, chuẩn bị cho một cái Tết ấm no, tốt lành. Mọi người tất bật dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, lau dọn bàn thờ, mong ước mọi sự may mắn, công việc thuận lợi, như ý. 

Việc lau dọn bàn thờ không chỉ thể hiện lòng hiếu kính của con cháu mà còn thể hiện nét đẹp văn hóa của Việt Nam. Từ đời này sang đời khác, cha truyền con nối, bàn thờ hương hỏa là không gian linh thiêng của mỗi gia đình. 

Vì vậy, làm thế nào để lau dọn bàn thờ đúng cách? Để GUVI chia sẻ với bạn cách lau dọn bàn thờ chào đón năm mới Quý Mão 2023 này nhé!

1. Thời điểm để lau dọn bàn thờ ngày Tết

Đối với ngày thường, các bạn có thể vệ sinh bàn thờ bất cứ lúc nào cảm thấy bàn thờ không được sạch hoặc trước 1 hôm những ngày mà gia đình có đám tiệc như dỗ, đám cưới,…

Nhưng với những ngày đặc biệt như cuối năm, thì việc dọn nhà và dọn bàn thờ sẽ được chú trọng hơn và thường được gọi là bao sái.

Có hai thời điểm bao sái đó là ngày đưa và ngày rước ông Táo. Và nhất định phải dọn dẹp trước đêm giao thừa.

Theo phong tục Việt Nam, mọi người rất kiêng kỵ quét dọn vào những ngày đầu năm. Vì ông bà ta quan niệm rằng, việc quét dọn vào năm mới sẽ quét hết mọi tài vận, may mắn ra khỏi nhà.

Ngoài ra, việc lựa chọn những ngày này để lau dọn vì đây là thời điểm Táo quân vắng mặt. Cho nên quá trình xê dịch bàn thờ sẽ không gây mạo phạm và đến khi ông Táo trở về thì bàn thờ sạch sẽ để đón các ngài.

Theo quan điểm của dân gian, thời điểm tốt nhất để dọn dẹp trong ngày nên bắt đầu vào 6 giờ sáng đến 11 giờ 55 phút trưa hoặc 1 giờ chiều đến 5 giờ 55 phút.

Ai là người nên lau dọn bàn thờ gia tiên?

Người thích hợp để lau dọn bàn thờ gia tiên là người trong nhà (thường là gia chủ), không bị thương và không đến kì trong tháng (nếu là phụ nữ).

KHÔNG NÊN nhờ người ngoài dọn dẹp hoặc thuê người dọn dẹp về.

Xem thêm:

2. Ý nghĩa của việc lau dọn bàn thờ

Bàn thờ tổ tiên là nơi để con cháu thắp nhang mỗi dịp Tết đến. Thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với ông bà, nhớ ơn cội nguồn.

Do đó, bàn thờ cần phải dọn dẹp sạch sẽ và bày trí trang nghiêm và sao cho đẹp mắt.

Việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ được xem như nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.

Theo quan niệm phong thủy, bàn thờ là nơi tập trung nhiều năng lượng tốt nhất. Bởi thế, việc dọn dẹp bàn thờ vào ngày Tết sẽ mang lại nhiều may mắn và điều tốt lành cho gia chủ.

3. Cách lau dọn bàn thờ ngày Tết đúng cách

  • Tắm rửa sạch sẽ trước khi quét dọn

Trước khi lau dọn bàn thờ, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, chỉnh chu quần áo, tránh ăn mặc luộm thuộm, để người dơ bẩn tỏ vẻ không thành ý.

Ngoài ra, trước khi bao sái, bạn nên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, mở cửa chính và tất cả cửa sổ cho mát mẻ.

Chuẩn bị đồ cúng: nến, hương, hoa, trái cây và đồ ăn dùng để cúng.

Thắp một nén hương để khấn xin phép tổ tiên, thần linh, thần tài thông báo xin được dọn bàn thờ ngày Tết. Đợi hương tàn rồi bắt đầu tiến hành dọn dẹp.

  • Chuẩn bị vật dụng để quét dọn

Vì là khu vực linh thiêng nên tất cả vật dụng như khăn lau\, chổi quét nhất định chỉ dùng riêng cho bàn thờ. Và vào dịp Tết thường thì mọi người đều mua mới để sử dụng.

Nước lau dọn bàn thờ cũng phải là nước sạch, nhiều gia đình thường thay thế bằng nước ấm hoặc rượu trắng.

Cần chuẩn bị thêm một chiếc bàn có phủ vải nhỏ hoặc giấy để đặt bài vị. Nếu gia đình nào có bài vị thần linh và bài vị gia tiên thì phải đặt riêng, không được đặt cùng nhau.

  • Thắp hương thông báo gia tiên

Trước khi quét dọn bàn thờ tổ tiên, đầu tiên cần chuẩn bị một đĩa hoa quả đặt lên, thắp nén hương để thông báo tổ tiên, xin phép được bao sái.

Thắp hương thông báo gia tiên

Bên cạnh đó, gia chủ cần chuẩn bị một chiếc bàn trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, lư hương, đèn, nến và các vật dụng trang trí. Đợi đến khi hương tàn thì bắt đầu lau dọn.

  • Các bước lau dọn bàn thờ

Bước 1: Hạ các đồ thờ tự xuống

cách lau dọn bàn thờ tổ tiên cuối năm

Hạ các đồ muốn lau dọn xuống đặt ngay ngắn trên bàn trải vải và giấy đỏ đã chuẩn bị. Nếu là bàn thờ phật thì bạn phải phủ vải hoặc giấy vàng.

Đặc biệt, TRÁNH di chuyển bát hương xuống bàn và cũng KHÔNG NÊN lau đồ trực tiếp trên bàn thờ.

Dùng khăn sạch tẩm rượu để lau thứ tự các đồ thờ tự trên bàn thờ. Để làm sáng bóng các đồ bằng đồng, bạn dùng một chiếc khăn sạch tẩm giấm ăn, tro bếp, muối hạt,…và chà mạnh trong vài phút.

Cuối cùng, bạn dùng khăn sạch lau khô từng món và TUYỆT ĐỐI không kẹp đồ thờ vào nách, chân. 

Bước 2: Cách lau dọn bàn thờ rút chân hương

Hóa chân hương

Sau khi lau bài vị xong mới đến dọn bát hương.

Rửa sạch hai tay bằng rượu gừng, dùng tay giữ chặt bát hương tránh cho bát hương bị xê dịch. Lấy khăn khô và chổi quét hết bụi trên miệng xung quanh bát hương xuống.

Ngày nay đa số mọi người thường rút hết chân hương rồi mới đổ hết tro ra ngoài. Nhưng làm như vậy rất dễ gây “tán tài”.

Cách lấy tro hương đúng cách là dùng muỗng nhỏ múc từng muỗng tro đổ ra ngoài rồi mới lau sạch bát hương. Sau đó lấy tro mới đổ vào ngay với hàm ý “tiền vào như nước”.

Sau khi quét dọn, lấy 2 tay rút tỉa từng chân hương đến khi còn số lẻ (1,3,5,7,9). Thường thì bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ). Bát hương khác thì để lại 3 chân hương (sinh tài). Những chân hương rút ra để trên bàn phải được phủ vải hoặc giấy đỏ.

Bước 3: Bày lại đồ thờ cúng

Bày lại đồ thờ cúng

Dùng khăn khô lau toàn bộ bụi tro trên bàn xuống. Lấy một chiếc khăn sạch khác ngâm rượu lau lại toàn bộ bàn thờ. Sau đó, dùng khăn khô lau thêm một lần nữa.

Tiếp theo, bạn đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin các ngài về, thông báo đã dọn xong.

Tìm hiểu thêm: 17 Cách làm sáng bóng đồ gỗ để đón tết

4. Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ ngày Tết

Bàn thờ là nơi linh thiêng và trang nghiêm, các vật dụng trên bàn thờ nếu như bị một tác động xấu dù chỉ là nhỏ nhoi cũng làm ảnh hưởng không tốt hoặc đem lại những điều may mắn đến cho gia đình.

Vì thế, gia chủ cần nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Không nên dùng nước lạnh để rửa bài vị.
  • Tránh di chuyển chân hương một cách tùy tiện.
  • Lau dọn một cách nhẹ nhàng và cẩn thận.
  • Tránh làm đổ vỡ trong lúc lau dọn.
  • Không cầm bát hương đi đổ tro mà phải múc từng muỗng tro đổ ra ngoài.
  • Không lau dọn bàn thờ vào những ngày cấm kỵ trong năm như ngày 3 đầu tháng và 3 ngày giữa tháng 14,15,16 hằng tháng.
  • Phải lau dọn bàn thờ từ ngày 23 và hoàn tất trước 12h đêm 30 Tết.
  • Nhớ kỹ các vị trí món đồ cúng phật và tổ tiên trước khi hạ xuống cọ rửa và sắp xếp lại đúng vị trí ban đầu.
  • Không lau bài vị tổ tiên trước đức Phật.
  • Phải dùng khăn mới để lau.

5. Lời kết

Vệ sinh lau dọn bàn thờ là một trong những việc làm không thể thiếu ở mỗi gia đình vào những dịp lễ Tết, hay các ngày giỗ chạp. Tuy nhiên, cũng không nên lau chùi thường xuyên vì đây là vấn đề tâm linh.

Chỉ nên lau dọn bàn thờ 2 – 3 tháng một lần. Vào những ngày bình thường bạn có thể dùng chổi lông gà quét sơ để sạch bụi bặm.

Vì bàn thờ là nơi cần tụ khí, tàn nhang, hương khói bám lại khu vực thờ cúng là điều bình thường. Việc thờ cúng chỉ diễn ra vào những ngày quan trọng, ngày thường ít thắp hương nên cũng không nhất thiết phải lau chùi thường xuyên.

Trên đây là những chia sẻ mà GUVI muốn gửi đến bạn, hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích trong cách lau dọn bàn thờ tổ tiên của mình. Để tổ tiên, thần linh luôn phù hộ, mang đến may mắn, tài vận cho gia đình bạn. Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công!

Nếu bạn cần tìm người giúp việc nhà theo giờ vào dịp cuối năm hãy liên hệ với Guvi nhen, SĐT hotline: 0877.363.999 

leave a comment