bai hat trung thu

Top 12 Bài Hát Trung Thu Cho Thiếu Nhi Bất Hủ Mùa Trăng Rằm

20 Tháng tám, 2024 le thuy vi 0 Comments

Bài hát trung thu luôn là một phần không thể thiếu trong các dịp lễ Trung thu, mang đến không khí rộn ràng ràng vui tươi cho mọi nhà, tạo nên không gian ấm áp và đoàn viên cho gia đình. Trong bài viết này, Guvi sẽ tổng hợp những bài hát hay nhất về ngày hội Trung thu để bạn cùng gia đình thưởng thức vào dịp lễ này nhé!

Những bài hát Trung thu kinh điển nhất

1. Thằng Cuội

Chú cuội dưới cung trăng

Bài hát “Thằng Cuội” của nhạc sĩ Lê Thương khắc họa bức tranh làng quê đầy màu sắc cổ tích và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Với ca từ dung dị hòa quyện trong giai điệu du dương, “Thằng Cuội” đã trở thành một tác phẩm âm nhạc không thể thiếu trong trái tim của người yêu nhạc, không chỉ thu hút trẻ em mà còn cả người trưởng thành.

Lời bài hát: 

“Bóng trăng trắng ngà

Có cây đa to

Có thằng Cuội già

Ôm một mối mơ

Lặng im ta nói Cuội nghe

“Ở cung trăng mãi làm chi?”

Bóng trăng trắng ngà

Có cây đa to

Có thằng Cuội già

Ôm một mối mơ

Gió không có nhà

Gió bay muôn phương

Biền biệt chẳng ngừng

Trên trời nước ta

Lặng nghe trăng gió bảo nhau

“Chị kia quê quán ở đâu?”

Gió không có nhà

Gió bay muôn phương

Biền biệt chẳng ngừng

Trên trời nước ta

Có con dế mèn

Suốt trong đêm khuya

Hát xẩm không tiền

Nên nghèo xác xơ

Đền công cho dế nỉ non

Trời cho sao chiếu ngàn muôn

Có con dế mèn

Suốt trong đêm khuya

Hát xẩm không tiền

Nên nghèo xác xơ

Sáng rơi xuống đồi

Sáng leo lên cây

Sáng mỏi chân rồi

Sáng ngồi xuống đây

Cùng trông ánh sáng cười vui

Chị em ta hãy đùa chơi

Sáng rơi xuống đồi

Sáng leo lên cây

Sáng mỏi chân rồi

Sáng ngồi xuống đây

Các em thích cười

Muốn lên cung trăng

Cứ hỏi ông Trời

Cho mượn cái thang

Mười lăm tháng tám trời cho

Một ông trăng sáng thật to

Các em thích cười

Muốn lên cung trăng

Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang

Các em thích cười

Muốn lên cung trăng

Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang

Cứ hỏi ông Trời cho mượn cái thang”

2. Chiếc Đèn Ông Sao

Lồng đèn sao

Vào năm 1956, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác bài hát “Chiếc đèn ông sao” với mong muốn gửi gắm tình yêu thương đến các thế hệ thiếu nhi của đất nước nhân dịp Tết Trung Thu. Ca khúc đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức của nhiều thế hệ, với giai điệu vui tươi và âm thanh rộn ràng của trống, hòa quyện trong bầu không khí rực rỡ của mùa lễ hội. 

Dù đã trải qua hơn sáu thập kỷ, ca khúc vẫn giữ được sức sống bền bỉ và liên tục chinh phục trái tim của cả trẻ em lẫn người trưởng thành. Bài hát không chỉ là linh hồn của đêm Trung Thu mà còn là biểu tượng bất hủ của mùa trăng, mang lại niềm vui và cảm xúc đầm ấm cho mọi lứa tuổi.

Lời bài hát: 

“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài cán cao quá đầu.

Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan!

Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh! Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời. Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh. Ánh sao Bác Hồ tỏa sáng nơi nơi!

Đây đèn ông sao sao năm cánh tươi vàng. Ánh sao sáng ngời chiếu miền non ngàn.

Đây cầm đèn sao sao chiếu vô nam. Đây ánh hoà bình đuổi xua loài xâm lăng!

Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh! Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời.

Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh. Ánh sao Bác Hồ tỏa sáng nơi nơi.”

3. Đếm Sao

Bé đếm sao

Với lời ca giản dị và dễ thuộc, bài hát “Đếm sao” đã trở thành một phần thân thuộc trong ký ức của nhiều thế hệ. Trong những đêm Trung Thu, ngoài ánh trăng tròn đầy, bầu trời còn được tô điểm bởi những ngôi sao lấp lánh, góp phần tạo nên không khí huyền diệu của mùa lễ hội.

Sáng tác: Nhạc sĩ Văn Chung

Lời bài hát: 

“Một ông sao sáng

Hai ông sáng sao

Ba ông sao sáng sáng chiếu muôn ánh vàng

Bốn ông sáng sao

Kìa năm ông sao sáng

Kìa sáu ông sáng sao

Trên trời cao”

4. Rước Đèn Tháng Tám

Thiếu nhi rước đèn

Với giai điệu vui tươi và đầy sắc màu của Tết Trung Thu, bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” khắc họa sinh động cảnh rước đèn dưới vầng trăng rằm qua lăng kính của trẻ thơ. Đây là một trong những ca khúc Trung Thu phổ biến, được nhiều em nhỏ yêu thích và thường xuyên được chọn cho các tiết mục văn nghệ tại trường mầm non trong dịp lễ Trung Thu.

Sáng tác: Nhạc sĩ Đức Quỳnh

Lời bài hát:

”Tết Trung Thu rước đèn đi chơi

Em rước đèn đi khắp phố phường

Lòng vui sướng với đèn trong tay

Em múa ca trong ánh trăng rằm

Đèn ông sao với đèn cá chép

Đèn thiên nga với đèn bươm bướm

Em rước đèn này đến cung trăng

Đèn xanh lơ với đèn tím tím

Đèn xanh lam với đèn trắng trắng

Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu

Tít trên cao dáng tròn xinh xinh

Soi xuống trần ánh sáng dịu dàng

Rằm tháng tám bóng Hằng trong sáng

Em múa ca vui đón chị Hằng

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh

Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính

Em rước đèn này đến cung trăng

Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh

Tùng dinh dinh cắc tùng dính dính

Em rước đèn mừng đón chị Hằng

Tết Trung Thu bánh quà đầy mâm

Em bé nhà ưa đứng quây quần

Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân

Em muốn ăn bốn, năm ba phần

Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng

Ngọt cay như mứt gừng mứt bí

Ăn mát lòng lại thấy vui thêm

Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp

Người vui hoan nói cười hấp tấp

Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm”.

5. Ông Trăng Xuống Chơi

Giai điệu của “Ông Trăng Xuống Chơi” khéo léo lột tả những cảm xúc hồn nhiên và đáng yêu của trẻ thơ trong dịp Trung Thu. Được sáng tác bởi nhạc sĩ Phạm Duy, ca khúc dựa trên một bài đồng dao đơn giản nhưng đầy ý nghĩa. Mặc dù tưởng chừng chỉ là những suy nghĩ ngây thơ của trẻ con, nhưng ẩn sâu trong đó là một thông điệp về giá trị của việc cho và nhận.

Lời bài hát: 

“Ông trăng xuống chơi cây cau thì cau sẽ cho mo

Ông trăng xuống chơi học trò thì học trò cho bút

Ông trăng xuống chơi ông bụt thì ông bụt cho chùa 

Ông trăng xuống chơi nhà vua thì nhà vua cho lính

Ông trăng xuống chơi đền thánh thì cụ chánh cho mõ

Ông trăng xuống chơi nồi chõ thì nồi chõ cho vung

Ông trăng xuống chơi cành sung thì cành sung cho nhựa

Ông trăng xuống chơi con ngựa thì con ngựa cho tàu

Ông trăng xuống chơi cần câu thì cần câu cho lưỡi

Ông trăng xuống chơi cây bưởi thì cây bưởi cho hoa

Ông trăng xuống chơi vườn cà thì vườn cà cho trái

Ông trăng xuống cô gái đẹp thì gái đẹp cho chồng 

Ông trăng xuống anh đàn ông thì đàn ông cho vợ

Ông trăng trả vợ đàn ông trả chồng cô gái trả trái cây cà

Trả hoa cây bưởi trả lưỡi cần câu trả tàu con ngựa

Trả nhựa cây sung trả vung nồi chõ trả mõ ông chánh

Trả lính nhà vua trả chùa cho bụt trả bút học trò

Trả mo cây cau (3 lần)”

6. Đêm Trung Thu

Đêm trăng rằm

Khi nhắc đến Tết Trung Thu, không thể không nghĩ đến ca khúc ngắn gọn nhưng tràn đầy niềm vui này của nhạc sĩ Phạm Như Thạch. Với lời ca giản dị, dễ thuộc và dễ nhớ, bài hát “Đêm Trung Thu” vui nhộn và sôi động đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ trẻ em Việt Nam.

Lời bài hát:

“(Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình

Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh

Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng

Dưới ánh trăng vàng đàn em cất tiếng hát vang) x 8 lần

Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình

Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh

Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng

Dưới ánh trăng vàng đàn em cất tiếng hát vang (2 lần)”

7. Vầng Trăng Yêu Thương

Ánh trăng vàng chiếu

Là một trong những bài hát Trung Thu hay được yêu thích nhất, “Vầng Trăng Yêu Thương” thường xuyên xuất hiện trong các buổi lễ nhỏ nhân dịp Tết Trung Thu. Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng đã tinh tế truyền tải niềm vui và sự hào hứng của những đứa trẻ ở vùng thôn quê yên bình qua những ca từ trong sáng và giản dị.

Lời bài hát: 

“Chờ trăng lên em chờ trăng lên

Vầng trăng sáng cho em tiếng cười

Nụ cười vui bên tiếng đàn và trong tiếng hát

Nhìn trăng lên trong niềm yêu thương

Ngàn khúc ca vang lên đón mừng

Nhìn trăng lên cho em vui thắm thiết tình bạn

Hoa đưa hương thơm ngát ngoài thềm

Mây trôi nhẹ theo cơn gió thoảng

Em yêu sao tiếng hát ngọt lành

Trong gió nhẹ cùng chờ trăng lên”

8. Vầng Trăng Cổ Tích

“Vầng Trăng Cổ Tích” của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương như một bức tranh sống động về đêm trăng tròn, với ánh sáng lung linh của mặt trăng, cây đa cổ thụ và hình ảnh chú Cuội, tạo nên một không gian ấm áp và quen thuộc cho người nghe.

Lời bài hát: 

“Một vầng trăng tỏ treo trên đỉnh trời

Bay về đâu thế đàn cò trắng ơi

Bà ơi chú Cuội có nhớ nhà không

Sao như cháu thấy

Sao như cháu thấy chú đang xuống trần

Nghìn năm rồi nhỉ bên gốc cây đa

Cuội ơi em hỏi trăng non hay già

Nghìn năm rồi nhỉ bên gốc cây đa

Cuội ơi em hỏi trăng non hay già

Một đàn chim nhỏ chơi trăng giữa trời

Biết bao giờ nhỉ Cuội được xuống chơi

Bà ơi chú Cuội có nhớ nhà không

Sao như cháu thấy

Sao như cháu thấy chú đang xuống trần

Nghìn năm rồi nhỉ bên gốc cây đa

Cuội ơi em hỏi trăng non hay già

Nghìn năm rồi nhỉ bên gốc cây đa

Cuội ơi em hỏi trăng non hay già”

9. Mừng Trung Thu

Rằm trung thu

Sáng tác: Thơ Trần Văn Phúc – Phổ nhạc: Xuân Hoàng

Lời bài hát: 

“Ông trăng ông sao ông xuống đây mau

Cùng em vui hát đón mừng trung thu

Ông trăng ông sao ông xuống đây mau

Cùng em ra phố đón trung thu về

Trung thu vui ghê ca hát say mê

Đèn hoa lồng bướm đèn ngôi sao nhỏ

Trung thu vui ghê ca hát say mê

Đèn hoa đèn bướm đèn về quê em”

10. Gọi Trăng Là Gì

Ca khúc của nhạc sĩ Thập Nhất là câu hỏi ngây thơ của đứa bé khi nhìn ngắm ánh trăng và tự hỏi về tên gọi của ánh sáng đó. 

Lời bài hát:

“Có người gọi ông trăng

Bạn em lại nói chị Hằng

Riêng em em thích trăng rằm

Trăng rằm sáng trong

Mẹ ơi trăng tròn đẹp quá (trăng tròn đẹp quá)

Trăng treo ngọn khế trong vườn

Trăng len lỏi khắp muôn nhà (khắp muôn nhà)

Trăng lặn cùng cá dưới ao (cá dưới ao)

Mẹ ơi trăng tròn đẹp quá

Con biết gọi trăng là gì

Con muốn gọi trăng là bạn

Bạn trăng của tuổi thơ”

11. Tết Suối Hồng

Ca khúc Tết Suối Hồng

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác bài hát “Tết Suối Hồng” như một món quà đặc biệt dành cho trẻ em trên khắp cả nước. Ca khúc tái hiện sinh động bầu không khí vui tươi và nhộn nhịp của đêm rước đèn Trung Thu. Những chiếc đèn lồng rực rỡ, sáng lấp lánh dọc các con phố được nhạc sĩ so sánh như một “con suối” ánh sáng, tạo nên một cảnh tượng đầy sắc màu và huyền bí.

Lời bài hát:

“Trung Thu đốt đèn lên cho sáng

Cho bao con đường rộn vui

Đêm trăng với đèn lồng thay nắng

Em như giấc mộng giữa đời.

Cùng nhau hát lên

Đường đêm xôn xao trống lân

Về thăm phố quen

Ngàn sao lung linh suốt đêm.

Trung Thu Tết hồng như son thắm

Chúng em vui đùa bên nhau

Đêm nay các bạn không ai vắng

Quanh em sáng một suối màu.”

12. Em Đi Rước Đèn

Bài hát này là một phần không thể thiếu trong các hoạt động Trung Thu, thể hiện đậm nét các phong tục truyền thống như đốt đèn lồng, thưởng thức bánh Trung Thu, rước đèn, và các màn biểu diễn múa lân, múa rồng cùng trò chơi dân gian. Ca khúc không chỉ bày tỏ niềm tự hào về những phong tục tập quán này mà còn giúp thế hệ trẻ hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Lời bài hát: 

”Em đi rước đèn, rước đèn trung thu trên khắp phố phường.

Lòng bao vui sướng với đèn trong tay, em múa ca sum vầy.

Lồng đèn ngôi sao, lồng đèn bươm bướm.

Tô màu trên môi, chú lân mỉm cười.

Lồng đèn con cá, lồng đèn tàu bay.

Lòng em vui thay trong ánh đèn đắm say.

Em đi rước đèn, rước đèn trung thu trên khắp phố phường.

Lòng bao vui sướng với đèn trong tay, em múa ca sum vầy.

Tùng tùng dinh dinh

Tùng tùng dinh dinh là tùng con nít.

Tô màu trên môi em múa ca nhịp nhàng.

Rộn ràng khắp lối hòa cùng lời ca

Làm cho đêm trăng thêm sắc màu pháo hoa”

Xem thêm:

Lời kết

Các bài hát Trung thu hay không chỉ là những giai điệu vui tươi, rộn ràng mà còn là cầu nối để các thế hệ cùng nhau hoà nhịp, sẻ chia những kỷ niệm đáng nhớ. Đừng quên ghé thăm website guvico.com và gọi đến hotline Guvi 1900 0027 để khám phá thêm nhiều ý tưởng và sản phẩm giúp trang hoàng không gian Trung thu của bạn thêm phần rực rỡ và ấn tượng nhé!

leave a comment